Tọa đàm về phòng, chống bệnh Dại và bệnh Dịch tả heo Châu Phi

         Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh xảy ra trường hợp chó mắc bệnh Dại cắn người ở ấp Trà Đét, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành và 2 ổ dịch bệnh Dịch tả heo Châu Phi (DTHCP) tại huyện Châu Thành và thị xã Duyên Hải. Theo cơ quan chuyên môn, nguy cơ bệnh tiếp tục phát sinh và lây lan là rất cao.  Do, tình trạng chó nuôi thả rông, không đeo rọ mõm nơi công cộng tỷ lệ tiêm phòng bệnh Dại cho đàn chó thấp. Đối với bệnh DTHCP, chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm đa số, người dân chưa qua tâm đến việc phòng bệnh cho đàn heo, chưa thường xuyên thực hiện các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học và tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin chưa đạt theo yếu cầu.

         Trước tình hình trên, nhằm giúp người dân hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và tác hại của dịch bệnh gây ra, áp dụng các giải pháp cách phòng, chống hiệu quả, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp Trung tâm Khuyến nông, các địa phương huyện Châu Thành tổ chức tọa đàm với nội dung về chủ động phòng, chống bệnh Dại (xã Nguyệt Hóa, ngày 05/3) và bệnh DTHCP (xã Thanh Mỹ, ngày 13/3).

anh tin bai
Tọa đàm về phòng, chống bệnh Dại tại xã Nguyệt Hóa

         Các diễn giả tham dự buổi tọa đàm là các công chức, viên chức có trình độ chuyên môn đại học và sau đại học chuyên ngành của Chi cục Chăn nuôi và Thú y và Trung tâm Khuyến nông, đã trải qua nhiều năm công tác, giàu kinh nghiệm thực tiễn trong công tác phòng, chống dịch.

         Tại buổi tọa đàm, các diễn giả đã giải thích, hướng dẫn chi tiết, cụ thể những vấn đề vướng mắc của người dân về bệnh Dại, bệnh DTHCP (Bệnh Dại, bệnh DTHCP là gì? Nguyên nhân gây bệnh và dấu hiệu nhận biết? Phương thức lây truyềntác hại? Các giải pháp để chủ động phòng chống dịch bệnh? Chính sách hỗ trợ người chăn nuôi có chó, mèo hoặc heo mắc bệnh?....).

Để chủ động phòng, chống bệnh Dại và bệnh DTHCP, người dân cần thực hiện một số giải pháp sau:

         - Bệnh Dại: Trường hợp bị chó, mèo nghi hoặc mắc bệnh Dại cắn, cào, liếm (vết thương hở) cần phải được sơ cứu ngay bằng cách rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước sạch từ 10-15 phút; sát trùng vết thương bằng và phải được chuyển ngay đến cơ sở Y tế gần nhất để được tư vấn tiêm phòng vắc-xin hoặc kháng huyết thanh theo quy định. Chủ nuôi chó, mèo phải đăng ký nuôi chó, mèo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; cam kết xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu đến người xung quanh; khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt; thực hiện tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định. Chủ nuôi chó, mèo có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin chính xác cho chính quyền địa phương, cơ quan thú y, y tế gần nhất khi phát hiện động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh hoặc chết do Dại; cách ly theo dõi động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh Dại, tiêu hủy động vật mắc bệnh Dại theo hướng dẫn của cơ quan thú y và chính quyền địa phương; nghiêm cấm mua bán, giết mổ, sử dụng sản phẩm động vật nghi mắc bệnh Dại; không vứt xác động vật ra môi trường; thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy bắt buộc động vật nghi mắc bệnh, mắc bệnh, chết do bệnh Dại; chấp hành tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định.

anh tin bai

Tọa đàm về phòng, chống bệnh DTHCP tại xã Thanh Mỹ

         - Bệnh DTHCP: Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn, nước uống chất lượng tốt; thường xuyên kiểm tra thể trạng heo. Thực hiện tốt biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi - đây là biện pháp quan trọng, hiệu quả để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Cụ thể, con giống phải có nguồn gốc rõ ràng; định kỳ vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại dụng cụ chăn nuôi và khu vực xung quanh; kiểm soát người và phương tiện ra vào khu vực nuôi; xử lý chất thải chăn nuôi đúng quy định. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh cho đàn heo, đặc biệt là vắc-xin phòng bệnh DTHCP.

 Minh Hậu

Chi cục Chăn nuôi và Thú y

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới