Quy trình nhân nuôi và phóng thích ong ký sinh quản lý bọ cánh cứng hại dừa

Theo số liệu thống kê đến năm 2016, tỉnh Trà Vinh có diện tích trồng dừa trên 20. 628 ha với năng suất đạt 250.525 tấn, đứng hàng thứ 2 so cả nước (chỉ sau tỉnh Bến Tre).
           Cũng như các tỉnh có trồng dừa, bọ cánh cứng đang là một trong những dịch hại quan trọng nhất trên cây dừa. Bắt đầu từ năm 2002, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Trà Vinh đã thực hiện phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng biện pháp nhân nuôi và thả ong ký sinh và hàng năm đã nhân nuôi ong ký sinh trong phòng thí nghiệm và thả ra tự nhiên từ 10.000 - 20.000 Mummy. Qua điều tra các vườn dừa cho thấy hiện nay quần thể ong ký sinh đã được thiết lập và tỷ lệ dừa bị bọ cánh cứng gây hại giảm đáng kể (từ 30% năm 2007 đến nay chỉ còn 7% vào năm 2017). Từ đó đã xác định quản lý bọ cánh cứng hại dừa bằng ong ký sinh là một giải pháp sinh học an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Để nhân nuôi ong ký sinh đạt hiệu quả cao, cần thực hiện đúng các nội dung sau: 
          1. Quy trình nhân nuôi ong k‎ý sinh:
          a) Chuẩn bị nguồn ong để nhân nuôi:    
          Nông dân có thể liên hệ nguồn ong ký sinh tại Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc tự thu thập nguồn ong ký‎ sinh ngoài tự nhiên từ các vườn dừa bị nhiễm bọ cánh cứng hại dừa cho vào ống nghiệm.
         Ong ký‎ sinh Asecodes hispinarum kích thước nhỏ ký‎ sinh trên ấu trùng bọ cánh cứng hại dừa thích hợp và phát triển mạnh trong điều kiện mùa nắng.
        Ong ký‎ sinh Tetrastichus brontisspae kích thước lớn hơn ký‎ sinh trên nhộng bọ cánh cứng hại dừa thích hợp và phát triển mạnh trong điều kiện mùa mưa.
        b) Phương pháp nhân nuôi: Phương pháp nhân nuôi cả 02 nguồn ong đều tương đối giống nhau.
        - Chuẩn bị hộp nhựa có chứa 10-12 đoạn lá dừa non và khoảng 100 ấu trùng bọ dừa tuổi 4 (đối với Ong ký‎ sinh Asecodes hispinarum.) hoặc khoảng 100 bọ dừa ở giai đoạn nhộng (đối với ong ký‎ sinh ‎ Tetrastichus brontisspae);
       - Chuẩn bị dung dịch mật ong 10% làm thức ăn bổ sung cho ong (bằng cách lấy 1 miếng giấy thấm gấp lại kích thước 2x3 cm tẩm dung dịch mật ong vắt ráo và dán vào thành hộp).
       - Sau khi ong vũ hóa hoàn toàn, đếm số lượng ong trong ống nghiệm và tiến hành thả vào trong hộp có chứa bọ cánh cứng hại dừa đã được chuẩn bị sẵn để cho ong ký‎ sinh với tỷ lệ: 1cặp ong + 1 ấu trùng bọ cánh cứng hại dừa tuổi 4.
       - Dùng một miếng vải voon có kích thước lớn hơn nắp hộp phủ lên trên hộp và dùng nắp đậy lại. Trên nắp hộp dán nhãn ghi rõ ngày cho ong tiếp xúc với bọ cánh cứng hại dừa. Sau khi tiếp xúc được bảo quản trong phòng máy lạnh (nhiệt độ 29oC và ẩm độ 60%.
       - Khi thấy ấu trùng chuyến sang màu nâu (thành Mummy) khoảng 10 ngày sau khi cho tiếp xúc thì tách riêng cho vào hộp nhựa cho hết ẩm và sau 3 ngày tiến hành cho vào ống nghiệm đậy lại bằng bông gòn không thắm nước.
       - Các Mummy có thể lưu trữ ở phòng thí nghiệm trong điều kiện nhiệt độ phòng
  (nhiệt độ 29oC và ẩm độ 60%).

Một số hình ảnh nhân nuôi ong

        

Nguồn ong ký sinh để tiếp xúc                      Ong đang ký sinh nhộng

 

          

                 Hộp sau khi tiếp xúc                                       Sản phẩm Mummy sau khi cho tiếp xúc

 

         2. Phóng thích ong ký sinh.

 

  

              - Trước khi phóng thích: Chuẩn bị các ống nghiệm có chứa 15-20 Mummy, dùng bông gòn đậy kín miệng mỗi ống nghiệm.
              - Cách phóng thích:
              Nên phóng thích trước khi ong vũ hóa.
             Chọn vườn dừa bị nhiễm bọ cánh cứng hại dừa có hệ sinh thái đa dạng và có ẩm độ cao để phóng thích. Cho hết Mummy trong ống nghiệm vào dụng cụ phóng thích ong sau đó treo vào cành cây hay tàu dừa sao cho dụng cụ thả ong không tiếp xúc với lá cây để tránh kiến vào ăn Mummy.
Số lượng Mummy phóng thích tùy thuộc mức độ gây hại của bọ cánh cứng hại dừa: từ 20- 100 Mummy/ha và sau 1 tháng có thể phóng thích bổ sung lần thứ hai nếu mức độ gây hại của bọ cánh cứng hại dừa không giảm.
                                 


                                      Lưu văn phúc
Phòng Bảo vệ thực vật - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

1 người đã bình chọn
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới