Mô hình canh tác lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

         Trong vụ Hè Thu 2024, Trà Vinh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thí điểm mô hình canh tác lúa chất lượng cao và phát thải thấp tại HTX Nông nghiệp Phát Tài, xã Thanh Mỹ và HTX Nông nghiệp Phước Hảo, xã Phước Hảo, huyện Châu Thành với diện tích tham gia 50 ha mỗi hợp tác xã. Mô hình này không chỉ giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo còn là điểm để đánh giá, rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp hiệu quả để tiếp tục thực hiện ở vụ lúa Thu Đông năm 2024 và vụ lúa Đông Xuân 2024 - 2025.

         Các diện tích lúa tham gia mô hình phải đáp ứng các tiêu chí về sử dụng giống xác nhận, áp dụng quản lý nước ướt khô xen kẽ (AWD). Đồng thời, áp dụng IPM quản lý bảo vệ thực vật, áp dụng máy gặt đập liên hợp cho thu hoạch, thu gom rơm ra khỏi đồng ruộng, kết hợp bón phân hữu cơ cho lúa, góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính. Ông Trần Văn Chung, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phát Tài cho biết, giống lúa được sử dụng tại HTX Nông nghiệp Phát Tài là OM 5451, tại HTX Nông nghiệp Phước Hảo là ST24. Đến nay lúa đã xuống giống được 30 - 35 ngày sinh trưởng và phát triển tốt, hứa hẹn vụ mùa thắng lợi.

anh tin bai

Ông Trần Văn Chung, bên mô hình canh tác lúa chất lượng cao giảm phát 

 thải tại HTX Nông nghiệp Phát Tài, xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành

         Nhờ áp dụng đồng bộ cơ giới hóa và các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên chi phí sản xuất đầu vào đã giảm so với trước đây. Đáng chú ý, việc áp dụng cơ giới hóa gieo sạ bằng máy sạ hàng kết hợp với vùi phân bón đã giảm 20% lượng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng giống gieo sạ xuống dưới 70kg/ha, từ đó giúp tiết kiệm chi phí đầu vào. 

anh tin bai
Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao giảm phát thải tại HTX Nông nghiệp
  Phước Hảo, xã Phước Hảo, huyện Châu Thành

         Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” có ý nghĩa quan trọng trong định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững tại Trà Vinh. Trên cơ sở đó, hình thành, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn ổn định lâu dài, đảm bảo chất lượng, canh tác bền vững và hiệu quả. Dự kiến đến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh là 1 trong 5 tỉnh sẽ có sản phẩm lúa giảm phát thải đầu tiên đưa ra thị trường.

 

Hà Tuấn
Tin mới