Kỹ thuật khai thác hải sản bằng nghề lưới rê hỗn hợp

Lưới rê Hỗn hợp (tên kỹ thuật) hay Lưới Xù hoặc Lưới Rê xù (tên gọi dân gian) là nghề Khai thác hải sản mới, mang lại hiệu quả tương đối cao. Hiện nay, nghề này đang được ngư dân tỉnh ta quan tâm và thực hiện chuyển đổi. Về gốc độ quản lý chuyên ngành, đây cũng là nghề phù hợp với xu thế phát triển nghề của nước ta và các nước trên thế giới vì đáp ứng được mục tiêu khai thác bền vững,thân thiện với môi trường, đối tượng khai thác có chọn lọc, giá trị kinh tế cao. Đồng thời, đây cũng là một trong các nghề khai thác hải sản được Chính phủ khuyến khích phát triển theo Nghị định 67.

Tại Trà Vinh, vào năm 2014, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Phòng Kỹ thuật Sở đã triển mô hình thực nghiệm cho 02 tàu cá xa bờ. Theo đó, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn Lưới rê truyền thống. Sau đây nội dung tóm tắt cơ sở lý thuyết cơ bản về Thiết kế ngư cụ, Tàu thuyền và Kỹ thuật khai thác hải sản bằng nghề Lưới rê Hỗn hợp.

I. Cấu tạo vàng lưới

         

Hình 1. Bản vẽ khai triển áo lưới mẫu

 

             

Chú thích:

1. Giềng phao   2. Giềng chì    3. Áo lưới    4. Phao ganh     5. Dây phao ganh    6. Chì  

                                                     Hình 2. Bản vẽ khai triển vàng lưới mẫu 

II. Yêu cầu về thông số kỹ thuật của vàng lưới

1. Chiều dài (L): Phụ thuộc vào độ rộng- lớn của khu vực khai thác, sức tải của con tàu. L (cheo): 45- 60mL (vàng lưới) khoảng vài km.

2. Chiều cao (H): thiết kế phụ thuộc vào độ sâu ngư trường, đối tượng khai thác, chiều dày đàn cá hoạt động. Ngư trường vùng biển Trà Vinh và vùng biển Đông-nam bộ: H = (20- 30)m.

3. Chỉ lưới: Vật liệu: PE se lơi, Quy cách: 380D/36, 380D/45, 308D/72,…

4. Kích thước mắt lưới (2a): thiết kế sao cho 4a<= chu vi mặt cắt ngang của cá sau xương nắp mang và trước gai lưng của cá. 2a thông dụng hiện nay là từ 140- 200mm.

5. Hệ số gút gọn (U): Xác định sau cho mắt lưới có dạng gần giống với hình dạng diện tích mặt cắt ngang của cá càng tốt.

              Uphao  (0,52- 0,62);      Uchì    = (0,4- 0,6)

III. Ngư trường, đối tượng khai thác:

1. Ngư trường: Tuyến lộng, Tuyến khơi.

2. Đối tượng khai thác: Thu, Ngừ, Gộc, Sửu, Chét, Nhám,…

IV. Quy trình thi công lắp ráp ngư cụ

Gồm các công đoạn như sau:

          (1) Lắp ráp các phần áo lưới với nhau, (2) Lắp ráp giềng phao với thịt lưới, (3) Lắp ráp giềng chì với thịt lưới, (4) Lắp dây phao ganh với giềng phao, (5) Lắp ráp các cheo luới với nhau.

1. Lắp ráp các phần áo lưới với nhau

                 

Tỷ lệ 1/1                                                 Tỷ lệ 5/4

Hình 3. Sơ đồ lắp ráp các phần áo lưới với nhau

2. Lắp ráp giềng phao với thịt lưới

                  

U= 0.52, Tương ứng 1m giềng lắp 11.5-13.5 mắt (2a=140mm)

Hình 4. Sơ đồ lắp ráp giềng phao vào thịt lưới

  3. Lắp ráp giềng chì, trang bị chì

Trọng lượng chì: 90 - 100 gram/viên, sử dụng 14 - 15kg/cheo

Hình 5. Lắp ráp chì vào giềng chì

  4. Trang bị phao

Trang bị duy nhất phao ganh. Sử dụng vật liệu Muoss EPS hoặc nhựa PE, số lượng từ 2 - 3 phao ganh/cheo, khoảng cách giữa 2 phao từ 15 - 25 m/phao, chiều dài dây phao ganh dao động từ 5 – 7m.

V. Thiết kế boong khai thác

                  

Hình 6. Sơ đồ bố trí boong khai thác

 VI. Tóm tắt kỹ thuật khai thác

* Nguyên lý khai thác: Lưới được thả chặn ngang đường di chuyển của cá. Cá trên đường đi sẽ bị đóng vào mắt lưới.

1. Chuẩn bị

          - Ở bờ: Hậu cần: nước đá, nhiên liệu, lương thực, thuốc men, dụng cụ y tế, sơ cấp cứu ban đầu,…trang bị đầy đủ cho yêu cầu chuyến biển. Vỏ, máy tàu, các trang thiết bị: hàng hải, cứu sinh, cứu đắm, cứu hỏa,… kiểm tra đầy đủ và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

          - Ở Ngư trường: Xác định độ sâu ngư trường, chất đáy, hướng gió, hướng nước; tốc độ gió, tốc độ nước,… để lên phương án điều động tàu và thả lưới thích hợp.

2. Thả lưới

          Nguyên tắc thả: “Tàu dưới gió, lưới dưới nước” để tránh sự cố lưới quấn vào chân vịt và  không bị rối.

 

  

Hình 7. Sơ đồ bố trí nhân lực thả lưới

  3. Trôi lưới: Là thời gian lưới được thả trôi, ngâm trong nước. Thông thường thời gian này đối với đánh bắt ngoài biển từ 4- 6 giờ.

4. Thu lưới, bắt cá, sơ chế sản phẩm thu hoạch

          Sau khi gỡ cá khỏi lưới thì tiến hành cho vào bảo quản ngay.

          - Bảo quản bằng nước đá xay nhỏ mịn cho xuống hầm bảo quản, cá được phân loại rồi đưa từng con xuống hầm bảo quản và tiến hành bảo quản.

          - Cá được xếp như sau: một lớp nước đá dầy khoảng từ 30 - 40 cm là xếp một lớp cá.

Hình 8. Sơ đồ bố trí nhân sự thu lưới

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới