Triển vọng cây gấc trên vùng đất Trà Vinh
Gấc là loại cây trồng mới và còn khá xa lạ với người dân Trà Vinh. Loại cây này được Trung tâm Khuyến nông Trà Vinh triển khai thực hiện mô hình trồng thâm canh với 9 ha có 29 hộ tham gia, tổ chức thực hiện mô hình tại xã Phương Thạnh, huyện Càng Long (1,05 ha) và xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang (7,95 ha). Mô hình thực hiện nhằm mục tiêu đa dạng hóa giống cây trồng, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng thu nhập cho nông dân, thời gian thực hiện mô hình từ tháng 01/2016 đến tháng 7/2017 với sự tài tợ kinh phí của Dự án thích ứng biến đổi khí hậu (AMD) Trà Vinh.

Hội thảo mô hình trồng thâm canh cây gấc 
tại ấp Phú Hòa xã Phương Thạnh huyện Càng Long

Sau một năm triển khai, vào ngày 21 và 22 tháng 6 năm 2017 Trung tâm Khuyên nông Trà Vinh đã tổ chức hội thảo tổng kết mô hình trồng thâm canh cây gấc tại xã Phương Thạnh, huyện Càng Long và xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang. Qua tham quan thực tế mô hình; kết quả báo cáo của cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông; sự trao đổi của các hộ dân tham gia mô hình; ý kiến thảo luận của các ngành chức năng và chính quuyền địa phương tại 02 cuộc hội thảo, cho thấy:

         - Gấc là một loại cây rất dễ trồng, khả năng thích nghi rộng trên vùng đất của Trà Vinh, đặc biệt là đất giồng cát cao không ngập úng, đất vườn tạp, gấc còn được trồng xen trong các vườn cây lấy gỗ, vườn dừa phương pháp này có thể tận dụng thân cây trong vườn làm giàn cho gấc leo, tiết kiệm được chi phí canh tác…trồng gấc có thể khai thác tốt các diện tích đất bỏ hoang, đất vườn tạp khó canh tác…

- Cây gấc cũng không yêu cầu quá khắc khe về kỹ thuật trồng và công chăm sóc, so với những loại cây trồng khác thì trồng gấc tiết kiệm được công lao động và có thể sử dụng lao động nhàn rõi trong gia đình để chăm sóc.

- Trồng gấc sớm cho thu nhập, thời gian từ trồng đến thu hoạch lần đầu từ 4 - 6 tháng và chu kỳ thu hoạch cây gấc là 5 năm. Với đặc tính này, cây gấc giúp nông dân có thu nhập ổn định, cải thiện được kinh tế gia đình.

- Cây gấc chịu đựng được điều kiện khô hạn, nên thích ứng tốt với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay. Đặc biệt trồng gấc còn góp phần bảo vệ môi trường, do khả năng phân tán rộng nên tạo bóng mát và cảnh quan đẹp mắt.

Hội thảo trồng thâm canh cây gấc tại ấp Phiêu, xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang

- Chi phí trồng gấc cũng không cao, theo báo cáo tại hội thảo thì trung bình trồng 1 ha gấc tổng chi phí khoảng 11 triệu đồng. Chi phí này bao gồm: giống trồng, trụ xi măng, dây kẽm, lưới, phân bòn và thuốc bảo vệ thực vật, nếu tận dụng các cây gỗ, cây dừa làm trụ thì tiết kiệm được nhiều chi phí. Tổng thu hoạch gấc là 15,5 tấn/ha/năm, giá bán trung bình 9.000 đồng/kg thì lợi nhuận khoảng 28.300.000 đồng/ha, năng suất gấc sẽ tăng dần trong những năm tiếp theo.

         - Hiện nay thị trường tiêu thụ gấc cũng trương đối rộng, có thương lái trong và ngoài tỉnh (Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh), ngoài ra gấc còn được tiêu thụ trong hệ thống siêu thị Coopmart. Với những lợi thế từ cây gấc, hiện nay nông dân đã tự phát trồng khoảng 10 ha tại các huyện Càng Long, Cầu Kè và Cầu Ngang.

Từ những đặc tính trên cho thấy cây gấc góp phần đa dạng hóa cây trồng trên địa bàn tỉnh, là loại cây thích ứng tốt với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, trồng gấc giúp tăng thu nhập cho nông dân và tiềm năng phát triển loại cây này tại tỉnh là rất lớn.

                                                                                                                           Thanh Điền
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới