Công tác dự tính dự báo sâu bệnh trên cây trồng (từ ngày 05/4/2024 - 11/4/2024)
anh tin bai
anh tin bai

Biểu đồ mật độ Rầy nâu tại các bẫy đèn

 

anh tin bai

Biểu đồ mật độ Rầy lưng trắng tại các bẫy đèn

 

anh tin bai

Biểu đồ mật độ Bướm sâu cuốn lá nhỏ tại các bẫy đèn

 

anh tin bai

Biểu đồ mật độ bướm sâu đục thân hai chấm tại các bẩy đèn

           Trong tuần qua, từ ngày 05/4/2024 đến ngày 11/4/2024 tại 10 bẩy đèn thuộc hệ thống giám sát côn trùng thông minh trong tỉnh đã phát hiện rầy nâu vào đèn phổ biến từ 02- 53 con/bẩy/đêm, cao nhất 53 con vào đêm 06/4/2024; rầy lưng trắng vào đèn phổ biến từ 03- 32 con/bẩy/đêm, cao nhất 32 con vào đêm 07/4/2024; bướm sâu cuốn lá nhỏ từ 02- 44 con/bẩy/đêm, cao nhất 44 con vào đêm 09/4/2024; bướm sâu đục thân hai chấm từ 02- 73 con/bẩy/đêm, cao nhất 73 con vào đêm 06/4/2024  tại bẩy đèn xã Phú Cần- huyện Tiểu Cần. Ngoài ra hệ thống giám sát còn ghi nhận thành trùng rầy xanh đuôi đen, muỗi hành, rầy zigzag... có xuất hiện nhưng mật số không đáng kể.

          Lúa Đông Xuân 2023- 2024 tập trung đang giai đoạn chín, thu hoạch và một số ít giai đoạn trổ. Hiện trạng sâu bệnh ngoài đồng có xuất hiện chuột, lem lép hạt nhưng ở mức độ nhẹ không ảnh hưởng đến năng suất. Dự báo trong thời gian tới chuột, vàng lá sinh lý do thời tiết kết hợp ngộ độc rễ.... vẫn còn xuất hiện trên trà lúa trổ.

            Đề nghị bà con nông dân thăm đồng thường xuyên để phát hiện sâu, bệnh và phòng trị kịp thời, đặc biệt chú ý hiện tượng khô đầu lá do thời tiết kết hợp ngộ độc rễ có khả năng ảnh hưởng đến năng suất lúa.

            Đối với hiện tượng khô đầu lá do ảnh hưởng thời tiết kết hợp môi trường nước không bảo đảm (thiếu nước hoặc nước bị nhiễm phèn, mặn) gây ngộ độc rễ thường có hiện tượng vàng lá, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa nhất là trong điều kiện thời tiết ngày nắng nóng và gió mạnh như hiện nay, đề nghị bà con nông dân thực hiện một số giải pháp sau:

            - Nếu ruộng bị nhiễm phèn hoặc ngộ độc hữu cơ, ngưng ngay việc bón phân đạm, nên tháo nước rửa phèn, sau đó bón vôi (vôi đá) liều lượng từ 20- 30 kg cho 1.000 m2 hoặc bón phân lân (nên bón các loại phân lân nung chảy) liều lượng từ 20- 25 kg cho 1.000 m2 nhằm cải thiện môi trường (PH) trong ruộng lúa.

             - Sử dụng phân bón có chứa Canxi, Lân và Silic hoặc bón phân Đầu Trâu Mặn Phèn giúp nhanh chóng hóa giải phèn trong đất, đồng thời gia tăng tính chống chịu ngộ độc cho lúa và tạo ra rễ mới.

             - Có thể bổ sung thêm phân bón kích thích ra rễ mạnh đặc biệt phân bón qua lá nhằm tăng cường dinh dưỡng và giúp lúa mau phục hồi như: Supper Humic, Comcat, Risopla, DS-80, Nyro 0.01SL..., kiểm tra ruộng lúa thấy cây lúa ra rễ trắng là cây lúa đã phục hồi thì tiến hành chăm sóc lúa bình thường./.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
Tin mới