Hội nghị triển khai Luật Trồng trọt và các văn bản có liên quan năm 2020
        Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông tại kỳ họp thứ 6 ngày 19/10/2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020 thay thế cho Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004, đã tạo khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực trồng trọt, bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả, khả thi để phát triển trồng trọt theo định hướng thị trường, tạo nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng và từng bước hiện đại hóa, bảo đảm phát triển bền vững, an ninh lương thực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân, thích ứng BĐKH và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong tháng 7 năm 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh tổ chức 09 cuộc Hội nghị triển khai Luật trồng trọt và các văn bản có liên quan năm 2020, có 420 đại biểu tham dự. 

Ông Lê Văn Đông - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT  Trà Vinh 

 phát biểu khai mạc hội nghị ngày 14 tháng 7 năm 2020.

          Tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh tổ chức 02 cuộc và 07 cuộc trên 07 huyện, thị của tỉnh. Tại tỉnh có ông Lê Văn Đông, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trỉnh Trà Vinh đến dự và khai mạc Hội nghị. Thành phần tham dự gồm các Sở, ban ngành, các Hiệp, Hội, UBND các phường, các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT và các tổ chức cá nhân kinh doanh có liên quan trên địa phận Thành phố Trà Vinh. 

         Trên địa bàn huyện thành phần đại biểu bao gồm: Đại diện lạnh đạo UBND huyện, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, các tổ chức có liên quan trên lĩnh vực nông nghiệp và các tổ chức cá nhân kinh doanh giống cây trồng và phân bón.

         Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông tại kỳ họp thứ 6 ngày 19/10/2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020 thay thế Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11. Luật Trồng trọt có 7 chương, 85 điều quy định về giống cây trồng, phân bón, canh tác, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, thương mại và quản lý chất lượng sản phẩm cây trồng; giảm 1 Chương và tăng 34 Điều so với Pháp lệnh Giống cây trồng 2004 (8 Chương 51 Điều).

Toàn cảnh Hội nghị triển khai Luật trồng trọt và các văn bản có liên

 

          Luật Trồng trọt 2018 ra đời có nhiều điềm mới so với Pháp lệnh giống cấy trồng năm 2004:

         1. Trồng trọt được xác định là ngành kinh tế - kỹ thuật trong nông nghiệp có liên quan đến việc gieo trồng cây nông nghiệp, cây cảnh và nấm ăn để phục vụ mục đích của con người, bao gồm hoạt động về giống cây trồng; phân bón; canh tác; thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, thương mại và quản lý chất lượng sản phẩm cây trồng. Đây là một trong những điểm mới quan trọng nhất của Luật, chi phối toàn bộ nội dung cũng như cấu trúc của Luật.

         2. Xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất có hợp đồng, liên kết sản xuất, sản xuất được chứng nhận chất lượng; bảo đảm an ninh lương thực; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân. Phân định rõ các hoạt động trồng trọt được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ và khuyến khích đầu tư, từ đó giảm được ngân sách Nhà nước đầu tư, tăng cường xã hội hóa các hoạt động trồng trọt.

         3. Luật trồng trọt điều chỉnh các quy định về quản lý giống cây trồng: Giảm thủ tục hành chính và chi phí cho doanh nghiệp, đảm bảo yêu cầu quản lý chặt chẽ, giảm thiểu rủi ro cho sản xuất và người sử dụng, tạo sự công bằng giữa các chủ thể tham gia hoạt động trồng trọt, minh bạch trong công tác quản lý.

         4. Luật hóa các quy định về quản lý phân bón, nhằm quản lý phân bón chặt chẽ, hiệu quả trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng; đơn giản, minh bạch các thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển ngành phân bón. Bởi vì phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện.

         5. Luật hóa các quy định về canh tác: Cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người sản xuất theo hướng sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bền vững tài nguyên thiên nhiên, phát huy lợi thế vùng miền, cơ sở hạ tầng; sử dụng an toàn và hiệu quả các loại vật tư nông nghiệp.

         6. Luật tập trung quy định chính sách nhằm nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm trồng trọt theo hướng hỗ trợ các tổ chc, cá nhân đầu tư cho hoạt động thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, phát triển thị trường và thương mại sản phẩm trồng trọt; liên kết, hợp tác xây dng chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, thương mại trong nước và xuất khẩu.

       Ngoài ra, Chương VII: Điều khoản thi hành của Luật Trồng trọt thực hiện các quy định chuyển tiếp. Cụ thể:

      - Quyết định công nhận giống cây trồng mới được cấp theo quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 10 năm đối với giống cây trồng hằng năm, 20 năm đối với giống cây trồng lâu năm tính từ ngày được cấp quyết định và được gia hạn theo quy định của Luật này và một số quy định cụ thể khác.

       - Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng được cấp theo quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật này và không phải gia hạn.

       - Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, giấy phép sản xuất phân bón, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục được sử dụng cho đến khi hết thời hạn và được gia hạn, cấp lại theo quy định của Luật này.

       - Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị tương đương với Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo quy định của Luật này.

        - Một số qui định khác: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia trong hoạt động trồng trọt đã được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ hoặc thay thế.

         - Kết quả khảo nghiệm cơ bản về giống cây trồng được thực hiện trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị tương đương kết quả khảo nghiệm diện hẹp theo quy định của Luật này.

         - Kết quả khảo nghiệm sản xuất về giống cây trồng được thực hiện trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị tương đương kết quả khảo nghiệm diện rộng theo quy định của Luật này.

         - Kết quả khảo nghiệm phân bón thực hiện trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật này.

                                                                                                                        Nguyễn Thị Lùng

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới