Chỉ tiêu phân tích đối với sản phẩm tổ yến xuất khẩu

         Đây là những chỉ tiêu quy định tại hướng dẫn giám sát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm tổ yến xuất khẩu sang Trung Quốc theo Công văn số 144/TY-TYCĐ ngày 31/01/2023 của Cục Thú y. Trong đó, quy định cụ thể mức yêu cầu đối với sản phẩm tổ yến, như: Không được có chất tẩy trắng, không phát hiện Salmonella trong 25g tổ yến (vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn), hàm lượng Nitrite (sử dụng bảo quản thực phẩm, nếu sử dụng quá hàm lượng cho phép trong thời gian dài thì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng), hàm lượng Hydrogen peroxide (nước oxy già, công thức hóa học H2O2, sử dụng sát trùng) và các kim loại (xem Bảng 1).

         Bảng 1: Chỉ tiêu phân tích đối với tổ yến thành phẩm của cơ sở sơ chế, chế biến

TT

Các chỉ tiêu

Mức yêu cầu

1

Nitrite

≤ 30 mg/kg

2

Salmonella

Không phát hiện trong 25g

3

Chì (Pb)

< 2 mg/kg

4

Thạch tín (As)

< 1 mg/kg

5

Thủy ngân (Hg)

< 0,05 mg/kg

6

Cadmium (Cd)

< 1 mg/kg

7

Antimony (Sb)

< 1 mg/kg

8

Hydrogen peroxide

< 1 mg/kg

9

Chất tẩy trắng

Không có

(Nguồn: Cục Thú y, 2023)

         Việc lấy mẫu được thực hiện định kỳ 2 đợt/năm (6 tháng/1 đợt lấy mẫu) hoặc lấy mẫu giám sát đột xuất theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Lấy ngẫu nhiên tổ yến thành phẩm hoặc tổ yến đã qua sơ chế, chế biến sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm khác từ các mẻ/lô sản xuất khác nhau gộp lại thành 01 mẫu sao cho đủ khối lượng mẫu (khoảng 50 đến 100g) để phân tích.

         Về giám sát an toàn thực phẩm, đối tượng là các cơ sở sơ chế, chế biến tổ yến của các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu. Nội dung: Giám sát điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm của cơ sở; năng lực xử lý vệ sinh hiệu quả đối với tổ yến; việc thực hiện quy trình vận hành để kiểm soát vệ sinh đối với tổ yến trong quá trình thu hoạch và vận chuyển.

Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, việc dẫn dụ chim yến từ khoảng những năm 2005, đến nay toàn tỉnh có gần 600 nhà yến, sản lượng tổ yến khai thác ước dự đoán khoảng 3.000 kg/năm hoặc hơn. Nhà yến tập trung nhiều tại thành phố Trà Vinh, thị xã Duyên Hải, huyện Duyên Hải, huyện Trà Cú. Hầu hết nhà yến là kết hợp giữa xây dựng mới hoặc cơi nới nhà ở (tầng dưới) với việc dẫn dụ chim yến (tầng trên) để khai thác tổ yến. Về quản lý, Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh đã ban hành Nghị quyết số 19/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 trong đó quy định vùng nuôi chim yến và quy định về xử lý nhà yến xây dựng trước khi Nghị quyết ban hành nhưng xây trong vùng không được phép nuôi chim yến. 

Tổ yến khai thác chưa qua sơ chế

         Về xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu: Đã có một số cơ sở xây dựng và đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm tổ yến hoặc sản phẩm tổ yến được chứng nhận OCOP. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Sở Khoa học và Công nghệ Trà Vinh thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Yến sào Trà Vinh”. Sau khi hoàn thành sẽ giúp cho cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, bảo hộ sản phẩm hạn chế hàng giả, hàng gian, hàng kém chất lượng, từ đó mở ra thêm cơ hội phát triển ngành nuôi yến trên địa bàn tỉnh. 

Một nhà nghỉ “chung” với nhà yến

         Để thực hiện Công văn số 144/TY-TYCĐ ngày 31/01/2023 của Cục Thú y, trách nhiệm của cơ quan thú y cấp tỉnh là phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thú y vùng, Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I và II để tổ chức thực hiện việc giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm tại các cơ sở sơ chế, cơ sở chế biến sản phẩm tổ yến. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm tổ yến xuất khẩu cần phải thực hiện 03 dung, đó là: Cung cấp danh sách, hồ sơ của các nhà yến, cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm tổ yến và các thông tin theo yêu cầu của nước nhập khẩu; phối hợp chặt chẽ với Cục Thú y, Chi cục Thú y vùng để triển khai có hiệu quả việc giám sát, bao gồm việc lấy mẫu, gửi mẫu giám sát và chi trả các chi phí liên quan đến việc lấy mẫu, phân tích mẫu giám sát.

Văn Đoái

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới