Kết quả Chương trình OCOP và cấp Mã số vùng trồng tại tỉnh Trà Vinh
         Sản phẩm OCOP là các sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương[1]. Chương trình OCOP nhằm phát triển sản phẩm có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, sản phẩm có chất lượng tốt, giá trị sử dụng cao, tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn, góp phần thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn[2],...
 
Một số sản phẩm OCOP của huyện Tiểu Cần trưng bày tại
 “Họp mặt Chào mừng kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Trà Vinh (5/1992-5/2022);
Kỷ niệm 61 năm ngày thành lập Hội Nông dân Giải phóng Miền Nam (21/4/1961-21/4/2022)
và Kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2022)”
do Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh tổ chức tại xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành, ngày 21/4/2022

         Mã số đơn vị sản xuất hay Mã số vùng trồng (PUC - Production Unit Code), theo Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 774:2020/BVTV, là mã số định danh cho một vùng trồng nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát sinh vật gây hại; truy xuất nguồn gốc nông sản. Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 774:2020/BVTV hướng dẫn cho việc thiết lập và giám sát vùng trồng nông sản nhằm mục đích phục vụ xuất khẩu theo quy định của nước nhập khẩu. Có 7 yêu cầu vùng trồng với nhiều nội dung, thí dụ như: Vùng trồng cần đảm bảo kiểm soát sinh vật gây hại ở mức độ phổ biến thấp và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của các nước nhập khẩu. Quản lý sinh vật gây hại theo yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu,...

         Có thể thấy rằng, Chương trình OCOP và cấp Mã số vùng trồng đều hướng đến sản xuất an toàn, chất lượng tốt và đáp ứng theo yêu cầu xuất khẩu.

         Trà Vinh là tỉnh nông nghiệp, với hơn 80% dân số sống ở khu vực nông thôn. Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 239.000 ha, trong đó diện tích nông nghiệp 185.000 ha, chiếm 77% diện tích đất tự nhiên. Hàng năm, tổng diện tích gieo trồng của cả tỉnh khoảng 260.00 ha, tổng sản lượng lương thực đạt khoảng trên 2,4 triệu tấn. Về nuôi trồng thủy sản và đánh bắt đạt trên 220.000 tấn. Sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm xuất chuồng khoảng 68.000 tấn và gần 150 triệu quả trứng.

Đến nay, sau 3 năm (2019-2021) triển khai Chương trình OCOP, toàn tỉnh có 80 sản phẩm đạt 03 sao và 04 sao, tập trung tại thành phố Trà Vinh 20/80 sản phẩm, chiếm 25,00%; huyện Trà Cú và huyện Càng Long mỗi huyện 11/80 sản phẩm, chiếm 27,50% và huyện Cầu Ngang 10 sản phẩm, chiếm 12,50%. Huyện Cầu Kè có nhiều sản phẩm đạt 04 sao nhiều nhất với 6/13 sản phẩm, chiếm 46,15% (xem Bảng 1).

Bảng 1. Sản phẩm đạt OCOP từ 2019-2021 của tỉnh Trà Vinh

TT

Tên huyện, thị xã, thành phố

Tổng cộng

Chia ra

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Tổng số

03 sao

04 sao

Tổng số

03 sao

04 sao

Tổng số

03 sao

04 sao

Tổng số

03 sao

04 sao

1

Tp Trà Vinh

20

19

1

12

11

1

2

2

6

6

2

Trà Cú

11

9

2

3

1

2

1

1

7

7

3

Càng Long

11

11

2

2

3

3

6

6

4

Cầu Ngang

10

8

2

3

3

7

5

2

5

Cầu Kè

9

3

6

3

3

6

6

6

Tiểu Cần

7

5

2

2

2

3

1

2

2

2

7

Châu Thành

6

6

2

2

3

3

1

1

8

Tx Duyên Hải

4

4

2

2

1

1

1

1

9

Duyên Hải

2

2

1

1

1

1

Tổng cộng

80

67

13

30

27

3

26

16

10

24

24

(Nguồn: Quyết định số 75/QĐ-UBND ngày 16/01/2020, Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 30/3/2021 và Quyết định số 73/QĐ-UBND ngày 12/01/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh)

         Trong 53 lượt chủ thể OCOP thì doanh nghiệp có 32/53 lượt, chiếm 60,38%; hợp tác xã 6/53 lượt, chiếm 11,32%; hộ cá thể 15/53 lượt, chiếm 28,30%. Hợp tác xã, hộ cá thể là chủ thể OCOP tăng dần qua từng năm, điều này cho thấy Chương trình OCOP ngày càng được quan tâm và lan tỏa. Về nhóm sản phẩm OCOP, sản phẩm từ gạo (gạo, bánh tét, bánh tráng, cốm), một thế mạnh về nông nghiệp của tỉnh có 24/80 sản phẩm, chiếm 30,00%; tiếp đến là sản phẩm từ dừa (thảm, dầu, mứt, kẹo, đường, mật, nước uống) 13/80 sản phẩm, chiếm 16,25%; thịt chế biến (Chả, lạp xưởng, thịt lạp 3 chỉ) 7/80 sản phẩm, chiếm 8,75%; thủy sản (khô cá, tôm khô, mước mắm) 6/80 sản phẩm, chiếm 7,50%; sản phẩm bánh kẹo (bánh Trung thu, bánh bao, kẹo), trái cây, trong đó dừa sáp một đặc sản nổi tiếng tại huyện Cầu Kè (dừa sáp, quýt đường, bưởi) và thủ công mỹ nghệ (đàn ghi ta phím lõm, salon tre, đồ dùng sinh hoạt nông thôn thu nhỏ) mỗi nhóm có 3 sản phẩm, chiếm 11,25%; nhóm sản phẩm khác (trà các loại, tinh dầu gấc, bột ca cao, tinh bột nghệ, viên uống đẹp da, nước khoáng thiên nhiên,...) 21/80 sản phẩm, chiếm 26,25% (xem Bảng 2).

Bảng 2. Phân loại chủ thể và nhóm sản phẩm đạt OCOP

Năm

Lượt chủ thể

Nhóm sản phẩm

Tổng số

Doanh nghiệp

Hợp tác xã

Hộ cá thể

Tổng sổ

Gạo

Dừa

Thịt chế biến

Thủy sản

Bánh kẹo

Trái cây

Thủ công

mỹ

nghệ

Khác

2019

23

23

30

5

4

3

3

3

1

2

9

2020

13

6

1

6

26

7

8

2

1

1

7

2021

17

3

5

9

24

12

1

4

1

1

5

Tổng số

53

32

6

15

80

24

13

7

6

3

3

3

21

(Nguồn: Quyết định số 75/QĐ-UBND ngày 16/01/2020, Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 30/3/2021 Quyết định số 73/QĐ-UBND ngày 12/01/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh)

         Về Mã số vùng trồng, toàn tỉnh có 63 vùng trồng được cấp mã số (gồm, Chuối: 19/63 mã số, chiếm 30,16%; xoài: 14/63 mã số, chiếm 22,22%; dưa hấu: 12/63 mã số, chiếm 19,05%; nhãn: 11/63 mã số, chiếm 17,46%%; thanh long: 5/63 mã số, chiếm 7,94%; chôm chôm: 2/63 mã số, chiếm 3,17%). Các địa phương đứng đầu về vùng trồng được cấp mã số của tỉnh: Huyện Cầu Kè 20/63 mã số, chiếm 31,75%; huyện Càng Long 14/63 mã số, chiếm 22,22%; huyện Tiểu Cần 11/63 mã số, chiếm 17,46% (xem Bảng 3).

Bảng 3. Số lượng vùng trồng tỉnh Trà Vinh được cấp mã số (đến năm 2022)

TT

Huyện, thị xã, thành phố

Vùng trồng được cấp mã số

Tổng cộng

Chuối

Xoài

Dưa hấu

Nhãn

Thanh long

Chôm chôm

1

Cầu Kè

04

04

01

09

02

20

2

Càng Long

05

05

04

14

3

Tiểu Cần

03

03

03

02

11

4

Châu Thành

03

02

01

06

5

Cầu Ngang

05

05

6

Trà Cú

04

04

7

Tx Duyên Hải

03

03

Tổng số

19

14

12

11

05

02

63

 (Nguồn: Quản lý mã số vùng trồng - cơ sở đóng gói,

http://ppd.gov.vn/, truy cập ngày 04/5/2022)

         Mã số vùng trồng giúp truy xuất nguồn gốc, nâng cao khả năng cạnh tranh của trái cây xuất khẩu. Hiện nay, trái cây Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước khác phải được cấp Mã số vùng trồng. Theo Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 774:2020/BVTV đối với cây ăn trái/quả, diện tích tối thiểu vùng trồng để được cấp Mã số vùng trồng là 10 ha. Như vậy, so với diện tích trồng cây ăn trái của tỉnh (khoảng 18.300 ha) thì diện tích cây ăn trái đã được cấp Mã số vùng trồng chưa cao. Và, hầu hết trái cây được cấp Mã số vùng trồng để xuất sang Trung Quốc, chỉ có Chôm chôm và Thanh long được xuất sang một số nước khác.

         Về sản phẩm OCOP, chủ yếu là các sản phẩm hàng hóa, chưa có sản phẩm OCOP dịch vụ. Ngoài ra, với mục tiêu đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn, nhưng có địa phương sản phẩm đạt OCOP còn ít, huyện Duyên Hải chỉ có 2 sản phẩm, thị xã Duyên Hải 4 sản phẩm, huyện Châu Thành 6 sản phẩm. Toàn tỉnh chưa có sản phẩm OCOP được công nhận đạt 05 sao, chỉ có sản phẩm Mật hoa dừa của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trà Vinh Farm - Sokfarm và Sản phẩm Dừa sáp sợi, Kẹo dừa sáp Ca Cao, Kẹo dừa sáp Lá dứa, Kẹo dừa sáp nguyên chất của Công ty Trách nhiệm hữu hạn chế biến dừa Sáp Cầu Kè - VICOSAP đạt tiềm năng 05 sao

Dưa hấu (khóm 10, phường 9, thành phố Trà Vinh) trưng bày tại
 “Họp mặt Chào mừng kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Trà Vinh (5/1992-5/2022);
Kỷ niệm 61 năm ngày thành lập Hội Nông dân Giải phóng Miền Nam (21/4/1961-21/4/2022)
và Kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2022)”
do Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh tổ chức tại xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành, ngày 21/4/2022

         Như vậy, với tiềm năng và thế mạnh về nông nghiệp của tỉnh, kết quả Chương trình OCOP và cấp Mã số vùng trồng vẫn còn khiêm tốn. Do đó, để đẩy mạnh sản xuất an toàn, chất lượng, hiệu quả, qua làm việc với các địa phương (trong quý I/2022), đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở cần tăng cường công tác tuyên truyền làm thay đổi nhận thức trong sản xuất nông nghiệp, phát huy được tối đa thế mạnh của địa phương. Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Do sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn manh mún, cần phải nghiên cứu thay đổi cách thức áp dụng các quy trình, tiêu chuẩn sản xuất an toàn theo hướng dẫn của Trung ương sao cho phù hợp, dễ áp dụng với điều kiện của tỉnh. Phân công lực lượng bám địa bàn hỗ trợ và kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình tổ chức, thực hiện,... 

Văn Đoái

 


[1] Tài liệu tập huấn Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP trong hợp tác xã nông nghiệp của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn

[2] Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày 08/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ tỉnh Trà Vinh đến năm 2025

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới