Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2013 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2014

            UBND TỈNH TRÀ VINH                            CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

         SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT                                   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

           Số:  16  /BC-SNN                                      Trà Vinh, ngày 20  tháng 01  năm 2014

 

BÁO CÁO

Tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2013

và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2014

 

Phần I

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2013

Năm 2013, ngành Nông nghiệp và PTNT Trà Vinh triển khai thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức như: mặn xuất hiện sớm, đột ngột và lấn sâu vào nội đồng nhiều ngày; biến đổi khí hậu tiếp tục gây thời tiết bất thường; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn và diễn biến phức tạp; sức mua không cao, lãi suất ngân hàng giảm nhưng vẫn còn cao đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, người dân khó tiếp cận nguồn vốn vay; giá vật tư nông nghiệp tăng cao trong khi giá một số sản phẩm nông nghiệp ở mức thấp,… đã tác động bất lợi đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Nhưng nhờ có sự phấn đấu, nổ lực chung nên ngành nông nghiệp của tỉnh tiếp tục có bước tăng trưởng khá, cơ bản đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh, giá trị GDP toàn ngành đạt 3.407 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994), tăng 3,5%; giá trị sản xuất đạt 8.067 tỷ đồng, đạt 98,74% kế hoạch, tăng 5,88% so với năm 2012. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,03% (trồng trọt tăng 6,08%, chăn nuôi tăng 1,12%), lâm nghiệp tăng 2,8%, thủy sản tăng 15,5% (nuôi trồng tăng 27,47%, khai thác thủy hải sản giảm 3,41%).

Một số chỉ tiêu chủ yếu

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2012

Năm 2013

1. Tốc độ tăng GDP ngành

%

(3,28)

3,52

2. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành

%

(9,39)

5,88

3. Tỷ lệ che phủ rừng

%

42,25

43

4. Tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh

%

69

72

5. Sản lượng lúa

tấn

1.258.071

1.275.000

6. Sản lượng thủy sản

tấn

150.678

154.574

7. Sản lượng thịt hợi các loại

tấn

79.877

79.405

8. Số tiêu chí NTM bình quân/xã

tiêu chí

7,33

8,5

9. Số xã đạt chuẩn xã NTM

01

03

10. Giảm tỷ lệ hộ nghèo

%

3,5 - 4

2,64

An ninh lương thực trên địa bàn tỉnh được đảm bảo, các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm, chú trọng, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được thực hiện tích cực, năng lực quản lý ngành ngày càng được nâng cao.

I. KẾT QUẢ MỘT SỐ MẶT CÔNG TÁC CHÍNH

1. Công tác tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực ngành

Trước những khó khăn, thách thức của nền kinh tế và tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ động tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh một số giải pháp như:

- Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm trên cây trồng, vật nuôi và động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh với các biện pháp cụ thể; tiếp tục thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh về công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản.

- Tổ chức đánh giá, sơ kết 5 năm (2008-2012) thực hiện đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và sơ kết 5 năm (2009-2013) thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để rút kinh nghiệm, có chỉ đạo và thực hiện tốt hơn trong những năm tiếp theo.

- Có kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình hành động số 30-CTr/TU ngày 31/10/2008 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 16/01/2009 của UBND tỉnh về Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ và của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 01/10/2011 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020;.

- Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phân bón cho người trồng dừa đang cho trái trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 09/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của HĐND tỉnh và chính sách hỗ trợ cho người trồng lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ thiệt hại đối với tôm sú bị thiệt do dịch bệnh và hỗ trợ phân bón cho người trồng dừa theo Quyết định số 666/QĐ-UBND ngày 15/4/2013 của UBND tỉnh.

Xây dựng, ban hành Nghị quyết số 09/2013/NQ-HĐND ngày 11/7/2013 của HĐND tỉnh và Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày 11/7/2013 của UBND tỉnh về mức chi trong sử dụng nguồn vốn hỗ trợ địa phương sản xuất lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ; Nghị quyết số 19/2013/NQ-HĐND ngày 6/12/2013 về chính sách hỗ trợ đóng mới, cải hoán tàu cá khai thác hải sản xa bờ; Quyết định số 07/2013/QĐ-UBND ngày 04/02/2013 về việc quy định mức hỗ trợ thiệt hại do thiên tai gây ra đối với tàu cá trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành Hướng dẫn quy trình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng áp dụng cho mùa vụ nuôi trên địa bàn tỉnh; quy định lịch xuống giống lúa, cơ cấu mùa vụ nuôi một số đối tượng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Trà Vinh (Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2368/QĐ-UBND ngày 13/12/2013).

- Điều chỉnh mức thu, quản lý và sử dụng phí Cảng cá Láng Chim, huyện Duyên Hải và Cảng cá Định An, huyện Trà Cú cho phù hợp thực tế.

2. Công tác chỉ đạo phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản

Sở Nông nghiệp và PTNT đã tập trung chỉ đạo khắc phục khó khăn, triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất; phân công cụ thể cán bộ lãnh đạo và chuyên môn thường xuyên bám sát cơ sở để chỉ đạo và giải quyết các vấn đề từ thực tiễn sản xuất và các hoạt động như: tưới tiêu, giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc BVTV, thuốc thú y, khuyến nông, khuyến ngư... phục vụ sản xuất.

a) Về lịch thời vụ:

Tập trung quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện lịch thời vụ sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Bằng việc ngay từ đầu năm Sở đã xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất đến các địa phương, đơn vị. Trước khi vào vụ có thông báo bằng văn bản về lịch thời vụ và khuyến cáo nông dân sử dụng giống chất lượng, phù hợp với điều kiện của tỉnh, hướng dẫn các giải pháp cần tập trung thực hiện để sản xuất hiệu quả; phân công lãnh đạo Sở làm việc trực tiếp với lãnh đạo các huyện, thành phố để phối hợp chỉ đạo sát sao việc thực hiện thời vụ xuống giống lúa, thả nuôi thủy sản, vận hành công trình thủy lợi điều tiết nước tưới. Đồng thời, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, tình hình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, tôm, cá nuôi, tình hình dịch bệnh để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, phòng trị hiệu quả.

b) Các hoạt động phục vụ sản xuất:

- Về giống cây trồng, vật nuôi: Kết hợp t chức sản xuất 2.100 ha lúa giống (91,5 ha cấp nguyên chủng), sản lượng 13.430 tấn (484 tấn cấp nguyên chủng), cùng với sản lượng lúa giống được sản xuất từ các hộ nông dân giỏi đáp ứng trên 60% nhu cầu lúa giống trong tỉnh. Thực hiện cung ứng theo các chương trình: hỗ trợ giống phục vụ sản xuất lúa chất lượng cao, hỗ trợ hộ cận nghèo, chương trình 102 của Chính phủ, chương trình đầu tư trả chậm 541 tấn (29 tấn cấp nguyên chủng). Sản xuất, cung ứng 4.576 cây giống các loại, 20 con bò giống hướng thịt chất lượng cao, 4,53 triệu con post tôm sú, 407.500 con tôm càng xanh, 60.400 con cá lóc và hướng dẫn địa chỉ uy tín cho người nuôi chọn đầu tư trên 18 triệu con post tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cua biển giống.

- Công tác bảo hiểm nông nghiệp: Phối hợp triển khai ký kết 113 hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp, diện tích 58,92 ha, gồm: 59 hợp đồng cá tra, diện tích 19,7 ha; 44 hợp đồng tôm thẻ chân trắng, diện tích 32,88 ha; 10 hợp đồng tôm sú, diện tích 6,34 ha; tổng phí bảo hiểm hơn 10 tỷ đồng. Do dịch bệnh phát sinh nên có 102 ao bị thiệt hại, diện tích 37,3 ha (cá tra 45 ao, diện tích 14,28 ha; tôm thẻ chân trắng 47 ao, diện tích 18,53 ha; tôm sú 10 ao, diện tích 4,45 ha). Công ty bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã giải quyết dứt điểm theo quy định với tổng kinh phí bồi thường 47,4 tỷ đồng.

- Hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến nông dân tiếp tục được quan tâm triển khai và có hiệu quả thiết thực, trong năm đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho 23.632 lượt nông dân; tư vấn trực tiếp cho 9.555 lượt hộ; kết hợp đài Phát thanh - Truyền hình Trà Vinh thực hiện 24 phóng sự (01 phóng sự bằng tiếng Khmer), 13 tin thời sự, 01 cuộc tọa đàm trực tiếp (liên kết 03 tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Sóc Trăng) hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, với tổng thời lượng phát sóng khoảng 520 phút; tổ chức cho nông dân tham gia Hội thi nông dân sản xuất lúa, nuôi cá tra giỏi vùng đồng bằng sông Cửu Long. Triển khai mô hình sản xuất lúa theo phương pháp 3 giảm 3 tăng, kỹ thuật trồng lúa theo SRI trong sản xuất lúa chất lượng với diện tích 55 ha/152 hộ, mô hình trồng ca cao thâm canh trên đất giồng cát và vườn tạp với diện tích 32 ha; gieo tinh nhân tạo 7.651 bò nái, chăn nuôi vịt đẻ theo hướng an toàn sinh học quy mô 6.850 con/18 hộ, chăn nuôi trên đêm lót sinh học, mô hình nuôi cá chẽm diện tích mặt nước 1,4 ha; nuôi rắn ri voi sinh sản trong bể xi măng; mô hình máy sấy lúa; xây dựng 360 công trình khí sinh học. Qua công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, trình độ hiểu biết và tiếp thu khoa học kỹ thuật của người dân được nâng lên, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân. Trong sản xuất lúa có trên 85% diện tích ứng dụng biện pháp “3 giảm 3 tăng”, 60% diện tích sử dụng giống cấp xác nhận và thuộc nhóm giống chất lượng cao. Diện tích trồng màu hầu hết sử dụng giống mới và có trên 50% diện tích sử dụng màng phủ nông nghiệp; các giải pháp sinh học trên đồng ruộng được ứng dụng giúp cây trồng chống chịu sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển ổn định trong điều kiện bất lợi của thời tiết; chăn nuôi heo 100% sử dụng giống lai kinh tế, đàn bò trên 80% sử dụng giống lai nhóm Zêbu và trên 70% đàn nái thực hiện phương pháp gieo tinh nhân tạo; diện tích nuôi tôm sú theo hình thức thâm canh và bán thâm canh chiếm 30%, diện tích thả giống đúng lịch thời vụ chiếm 80%, kết quả nuôi tôm có trên 73% hộ có lãi.

- Công tác bảo vệ thực vật: Thực hiện 540 điểm điều tra phục vụ công tác dự tính, dự báo sâu bệnh trên lúa, phân công cán bộ kỹ thuật phụ trách địa bàn kiểm tra, khoanh vùng các bệnh: đạo ôn lá, cháy bìa lá, lem lép hạt... và hướng dẫn nông dân phòng trị hiệu quả trên 12.700 ha; theo dõi 13 bẫy đèn, phát hành 150 thông báo hướng dẫn phòng, trị sâu bệnh. Nhờ vậy, năm 2013 trên địa bàn tỉnh không có sâu, bệnh xảy ra trên diện rộng, mức độ thiệt hại không đáng kể. Tuy nhiên, công tác phòng trị sâu bệnh trên cây ăn trái còn nhiều hạn chế, hiện tại có khoảng 3.855 ha cây có múi bị nhiễm vàng lá Geening, bệnh ghẻ, vàng lá thối rễ… đặc biệt là sâu đục trái bưởi làm giảm gần 70% năng suất; diện tích cây dừa nhiễm bọ cánh cứng giảm đáng kể do chủ động có kế hoạch phòng chống. Đã tổ chức 10 đợt kiểm tra 573 lượt cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp, phát hiện 19 trường hợp vi phạm đã xử lý theo quy định.

- Công tác thú y: Thực hiện tiêm vaccine phòng cúm trên 4 triệu con gia cầm (gà 1,14 triệu con, đạt 60,47% so tổng đàn điều tra, vịt 2,58 triệu con, vượt 76,36% so tổng đàn điều tra), tiêm LMLM và các loại vaccine thường xuyên khác cho 1,33 triệu con gia súc (dịch tả 370,57 ngàn con; tụ huyết trùng 368,19 ngàn con; phó thương hàn 368,11 ngàn con; tai xanh 150,125 ngàn con và LMLM 78,52 ngàn con); kiểm dịch 3,21 triệu con gia cầm, 182,2 ngàn con gia súc, 660 tấn thịt gia súc; tiêu độc khử trùng cho 253,3 ngàn lượt hộ chăn nuôi với tổng diện tích trên 19,158 triệu m2; kiểm tra, cấp 36,74 ngàn sổ chăn nuôi (17,16 ngàn sổ chăn nuôi gia cầm tập trung và 19,58 ngàn sổ chăn nuôi gia súc); cấp phát 201 ngàn tài liệu bướm tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh.

- Công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản nuôi: Thực hiện 100 kỳ quan trắc, cảnh báo môi trường nước; phân tích 95 mẫu giáp xác tại các cửa sông đầu nguồn thông báo cho nông dân quản lý ao nuôi; kiểm dịch 795 triệu con tôm sú, 574,3 triệu con tôm thẻ chân trắng, 300 ngàn con tôm càng xanh, 133 con tôm sú bố mẹ, 9,6 triệu con cá giống. Kiểm tra, cấp 140 giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y cho cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản; 298 giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thủy sản. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho 98 hộ nuôi thủy sản về quản lý và phòng bệnh trong nuôi tôm nước lợ tại 2 huyện Cầu Ngang và Duyên Hải; cấp phát 95 tấn chlorine xử lý mầm bệnh và cải tạo môi trường nước phục vụ nuôi thủy sản.

- Công tác điều tiết nước phục vụ sản xuất: Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão kết hợp Công ty TNHH một thành viên quản lý khai thác công trình thủy lợi xây dựng phương án vận hành cống, ngăn mặn, trữ ngọt, phục vụ tốt cho sản xuất. Chủ động duy tu, bảo dưỡng công trình, đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thành các dự án để nghiệm thu đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả, đảm bảo đủ nước tưới cho trồng trọt đúng khung lịch thời vụ.

3. Kết quả sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản

a) Trồng trọt:

                - Cây hàng năm: Diện tích gieo trồng cả năm 288.666 ha, đạt  101,97% kế hoạch, tăng 6.406 ha so cùng kỳ, cụ thể:

               + Cây lúa: Gieo trồng 235.503 ha, đạt 103,52% kế hoạch, (tăng 8.076 ha), năng suất trung bình 5,41 tấn/ha (giảm 0,12 tấn/ha), sản lượng 1,275 triệu tấn, vượt kế hoạch 11.540 tấn, (tăng 16.829 tấn). Trong đó, nhóm giống chất lượng cao chiếm 60%; vùng nguyên liệu thực hiện hỗ trợ giống 46.564 ha (năng suất trung bình 6,2 tấn/ha); xây dựng thêm 06 mô hình cánh đồng mẫu lớn, nâng tổng số đến nay 20 mô hình, diện tích 3.108 ha.

+ Cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây hàng năm khác: Gieo trồng 53.274 ha, đạt 95,8%, (giảm 1.559 ha), sản lượng 1,48 triệu tấn, đạt 99%, (tăng 51.986 tấn), cụ thể: màu lương thực 8.260 ha, đạt 87,4% (bắp 5.274 ha, sản lượng 28.258 tấn); màu thực phẩm 29.330 ha, đạt 91,3%; cây công nghiệp ngắn ngày 13.565 ha, đạt 103,9% (mía 6.783 ha, sản lượng 726.931 tấn; đậu phộng 4.642 ha, sản lượng 23.199 tấn); cây hàng năm khác 2.008 ha, đạt  101,4%.

 - Cây lâu năm: Trồng mới gần 1.000 ha cây ăn trái và 300 ha cây dừa nâng tổng diện tích vườn cây ăn trái của tỉnh trên 18.000 ha, sản lượng 227.500 tấn (tăng hơn 10.000 tấn); diện tích cây dừa 16.500 ha, sản lượng 205.425 tấn, (tăng gần 2.200 tấn).

* Tình hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên đất lúa: Thực hiện luân canh màu trên đất lúa 11.370 ha, lúa kết hợp nuôi thủy sản 2.390 ha, diện tích lúa chuyển sang trồng cây ăn trái 80 ha, lúa chuyển sang chuyên màu 20 ha, lúa chuyển sang trồng cỏ 58 ha, lúa chuyển sang trồng lác 4 ha, lúa chuyển sang nuôi thủy sản 7 ha, vườn kết hợp nuôi thủy sản 210 ha.

b) Chăn nuôi:

Sản xuất chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do giá các loại vật tư đầu vào tăng, giá cả đầu ra không ổn định và sụt giảm, đặc biệt là sáu tháng đầu năm giá bán sản phẩm chăn nuôi liên tục giảm, làm  ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân, nên những hộ chăn nuôi có quy lớn chủ động giảm đàn; sáu tháng cuối năm sản xuất chăn nuôi được phục hồi bởi thị trường tiêu thụ thuận lợi, giá bán các loại sản phẩm có xu hướng tăng.

Số lượng vật nuôi tính đến thời điểm 01/10/2013: Đàn heo 376.725 con, đạt 85,62%, giảm 61.553 con; đàn bò 131.390 con, đạt 97,33%, tăng 8.398 con;  đàn gia cầm 5,28 triệu con, đạt 92,86%, tăng 10.236 con; đàn trâu 1.326 con, đạt 66,3%, giảm 273 con.

Tổng sản lượng thịt hơi các loại 79.405 tấn, (giảm 472 tấn), trong đó: thịt heo 61.046 tấn, thịt gia cầm 11.305 tấn, thịt bò 6.257 tấn.

     c) Thủy sản:

   Tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác 154.574 tấn (38.650 tấn tôm), tăng 7.341 tấn so năm 2012, trong đó:

- Thủy sản nuôi trồng: Tổng diện tích thả nuôi 51.277 ha (giảm 3.700 ha), sản lượng 81.265 tấn (tăng 9.052 tấn), gồm một số đối tượng chính: Tôm sú 12.325 tấn (tăng 2.455 tấn); tôm thẻ 8.132 tấn (tăng 7.335 tấn); cua biển 7.597 tấn (tăng 1.192 tấn); cá lóc 20.063 tấn (tăng 9.317 tấn); riêng cá tra chỉ đạt 14.348 tấn (giảm 7.725 tấn).

Thủy sản khai thác: Tổng sản lượng khai thác 73.309 tấn (giảm 1.710 tấn). Trong đó, khai thác hải sản 59.964 tấn (tăng 757 tấn); khai thác nội đồng 13.345 tấn (giảm 2.467 tấn).

            d) Lâm nghiệp: Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp được tăng cường, các chương trình, dự án về bảo vệ và phát triển rừng, PCCC rừng được triển khai thực hiện, trong năm không để xảy ra cháy rừng.

Thực hiện trồng mới 210 ha rừng tập trung (dân tự trồng 80 ha) và 01 triệu cây phân tán; giao khoán bảo vệ 4.762 ha, chăm sóc 316 ha, vệ sinh phòng cháy 263 ha, tỉa thưa tận dụng làm giàu rừng và điều chỉnh mật độ 87 ha. Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 43% (tính theo diện tích quy hoạch). Kiểm tra, cấp 11 giấy chứng nhận nuôi động vật hoang dã, nâng tổng số đến nay trên địa bàn tỉnh có 114 trại nuôi động vật hoang dã được cấp phép. Tổ chức tuyên truyền Luật bảo vệ rừng, phát triển rừng cho 240 hộ dân sống tiếp giáp với rừng; thực hiện 718 lượt tuần tra bảo vệ rừng, phát hiện 34 trường hợp vi phạm (giảm 4 trường hợp), làm thiệt hại 3.800m2 rừng (giảm 54 ha).

            đ) Diêm nghiệp: Có 262 hộ sản xuất, diện tích 207 ha (giảm 22 ha); sản lượng thu hoạch 12.670 tấn. Giá bán bình quân 40.000 đồng/giạ cơ bản đảm bảo thu nhập và đời sống diêm dân. Tuy nhiên, mưa lớn làm thiệt hại khoảng 2.930 tấn muối đến kỳ thu hoạch và 672 mnước ót ước giá trị thiệt hại 2,7 tỷ đồng.

4. Công tác quản lý xây dựng cơ bản, thủy lợi, đê điều và phòng chống lụt bão

          a) Công tác quản lý xây dựng cơ bản (XDCB): Chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ XDCB được tỉnh giao kế hoạch năm 2013, chỉ đạo đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thành các công trình để sớm đưa vào khai thác, sử dụng. Công tác giải ngân được thực hiện theo đúng quy định. Các dự án đầu tư XDCB thuộc ngành được triển khai đúng thủ tục đầu tư XDCB; công tác quản lý, giám sát được tăng cường nên chất lượng được đảm bảo.

            b) Công tác thủy lợi: Huy động hơn 400 tỷ đồng đầu tư thực hiện 20 công trình gồm: 06 công trình đê, kè phòng tránh trú bão, 07 công trình phục vụ nuôi thủy sản, 07 công trình phục vụ sản xuất lúa. Các địa phương tổ chức thi công, đào đắp, nạo vét 544 công trình thủy lợi nội đồng, tổng chiều dài 406.200 m, khối lượng 1,39 triệu m3, đạt 117,5% kế hoạch, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu trên 90% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

c) Công tác quản lý đê điều và phòng chống lụt bão (PCLB): Phối hợp thực hiện tốt và có hiệu quả công tác xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng các công trình thủy lợi, đê, kè PCLB và giảm nhẹ thiên tai. Hạt quản lý đê tích cực phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ đê điều trong nhân dân; thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Luật đê điều, Pháp lệnh PCLB. Từng bước ngăn chặn sự phát sinh mới các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, năm 2013 vần còn tồn tại 45 vụ vi phạm về an toàn đê điều như: xây dựng công trình, trồng cây lâu năm trong hành lang bảo vệ đê, xe chở quá tải trọng lưu thông trên đê. Kết hợp dự án Oxfam tổ chức 5 lớp tập huấn về phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho lực lượng cán bộ tham gia thực hiện công tác PCLB ở các xã dự án và nông dân các xã sống tiếp giáp với biển. Kiện toàn ban chỉ huy PCLB và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, tham mưu ban hành Chỉ thị về chủ động ứng phó triều cường trên địa bàn tỉnh; tổ chức cấp phát 560 phao cứu sinh cho các địa phương; trực ban PCLB nghiêm túc theo quy định. Tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo khắc phục các đợt triều cường và áp thấp nhiệt đới gây sạt lỡ đê. Đợt triều cường ngày 19-21/10/2013 dâng cao và gió lớn làm sạt lỡ 220 m đoạn bờ biển khu vực ấp Cồn Trứng, 216 m đê bao Hải Thành Hòa và 85m đê bao xã Hiệp Thạnh (Duyên Hải), 2 đoạn đê với chiều dài 14 m ở huyện Tiểu Cần, 10 m đê bao Long Trị địa phương đã huy động lực lượng tại chỗ khắc phục hiệu quả.

   5. Công tác triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

              a) Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Đến nay, đã có 100% xã hoàn thành việc lập, phê duyệt quy hoạch và đề án xây dựng xã nông thôn mới; 6/7 huyện đã xây dựng xong đề án xây dựng nông thôn mới cấp huyện và xây dựng xong đề án xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh đang tổ chức thẩm định, phê duyệt. Trong năm, đã huy động trên 45 tỷ đồng đầu tư trên địa bàn 17 xã điểm thực hiện 36 công trình giao thông với tổng chiều dài 35 km; 03 cây cầu giao thông nông thôn; 01 nhà chợ; cải tạo nâng cấp 01 cụm hành chính xã và 01 hệ thống thoát nước và gần 4,5 tỷ đồng hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất.

                Kết quả rà soát theo bộ tiêu chí quốc gia:

- Trong số 18 xã điểm: Có thêm 02 xã (Phú Cần, Long Đức) đạt chuẩn xã nông thôn mới, nâng số xã đạt chuẩn trong tỉnh lên 03 xã; 01 xã gần hoàn thành 18 tiêu chí; 10 xã đạt từ 10 – 13 tiêu chí và 04 xã đạt từ 7 – 9 tiêu chí.

- Trong số 67 xã còn lại: Có 12 xã đạt từ 10 – 12 tiêu chí; 38 xã đạt từ 7 – 9 tiêu chí; 17 xã đạt dưới 7 tiêu chí.

- Số tiêu chí nông thôn mới bình quân/xã: 8,5 tiêu chí.

  b) Công tác sắp xếp, bố trí dân cư: Đã triển khai rà soát các khu dân cư bị đe dọa bởi thiên tai (sạt lở ven sông, ven biển). Đầu tư thực hiện 05 dự án di dân ở những nơi thường xuyên bị sạt lở và đã thực hiện di dời 28 hộ dân vào nơi ở mới an toàn.

c) Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Huy động hơn 28 tỷ đồng đầu tư xây dựng 08 công trình cấp nước tập trung; lắp đặt ống dẫn nước 8.867 hộ, nâng tổng số hộ dân nông thôn trong tỉnh được cung cấp nước hợp vệ sinh lên 61.200 hộ, đưa tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn mới đạt trên 72% (trong đó, đạt tiêu chuẩn nước sạch là 46%), tỷ lệ hộ dân có hố xí hợp vệ sinh 33%.

6. Công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm

Lắp đặt mới và sửa chữa 41 cụm pano tuyên truyền trên địa bàn các huyện, thành phố; kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) nông, thủy sản sau thu hoạch đối với 14 tổ trồng rau, 09 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, 03 cơ sở kinh doanh, sơ chế rau; cấp 142 giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm cho 75 tàu cá, 67 cơ sở thu mua, chế biến nguyên liệu thủy sản; cấp 164 giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể 02 mảnh vỏ. Hướng dẫn đăng ký, kiểm tra điều kiện đảm bảo ATVSTP thủy sản theo Thông tư số 55/2011/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho 83 cơ sở (41 cơ sở loại A, 26 cơ sở loại B, 13 cơ sở loại C, 03 cơ sở ngưng hoạt động). Tổ chức thu 753 mẫu nông, thủy sản (593 mẫu thủy sản) phân tích, kiểm nghiệm chất lượng theo quy định.

Kết hợp phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế thành phố tuyên truyền kiến thức pháp luật, các quy định, tiêu chuẩn ATVSTP nông, thủy sản cho 2.553 lượt cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn, các hộ sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Tổ chức tập huấn kỹ thuật sơ chế, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch đảm bảo ATVSTP cho 02 cơ sở sơ chế rau.

Thực hiện Dự án Bảo đảm ATVSTP trong sản xuất nông, lâm, thủy sản, tổng kinh phí 1,038 tỷ đồng, giải ngân đạt 100%, gồm các việc như lắp đặt, sửa chữa pano tuyên truyền ATVSTP, tham quan học tập kinh nghiệm, hỗ trợ trang thiết bị, dụng cụ sơ chế bảo quản rau sau thu hoạch, hỗ trợ 05 cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu thủy sản theo tiêu chuẩn GMP, SSOP... Kết quả bước đầu tạo được sự chú ý của người sản xuất và tiêu dùng về tác hại của các chất độc hại trong sản phẩm nông, thủy sản, đồng thời tạo được một số mô hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, thủy sản đảm bảo ATVSTP.

7. Hoạt động khoa học và đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Kết hợp với Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Trà Vinh và Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, khảo nghiệm chọn lai tạo 06 bộ giống lúa mới (gồm 63 giốngcó năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với điều kiện của tỉnh để đưa vào sản xuất, kết quả qua từng vụ đã tuyển chọn được 42 giống để tiếp tục thực hiện so sánh và trình diễn để khuyến cáo nhân rộng trong các năm tiếp theo. Thực hiện lai tạo 02 cặp giống lúa (OM 5451/TV3, IR 50404/Nàng hoa 9) và tiếp tục chọn dòng phân ly trong vụ sau. Tiếp tục thực hiện đề tài trồng khảo nghiệm và đánh giá 02 giống dừa sáp thơm và sáp ngọt (01 ha/170 cây). Triển khai thực hiện mô hình nuôi vỗ giống cá tra hậu bị có chất lượng di truyền cao và mô hình sử dụng vitamin và khoáng chất trong ương giống cá lóc để nâng cao chất lượng và tỷ lệ sống. Tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá thát lát cườm do Trung tâm giống Nông nghiệp tỉnh Hậu Giang chuyển giao.

Xây dựng Dự án dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2013 - 2015 trình Ủy ban nhân dân tỉnh và xây dựng kế hoạch dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên cơ sở khảo sát nhu cầu học nghề tại địa phương. Đã tổ chức 42 lớp đào tạo nghề cho 1.050 lao động nông thôn với các nghề: Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh, kỹ thuật trồng cây có múi, trồng màu, trồng lúa chất lượng cao; kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho heo, bò; kỹ thuật nuôi cá lóc, tôm sú thương phẩm.

8. Công tác phát triển các hình thức tổ chức sản xuất

Tổ chức 41 lớp tập huấn củng cố, thành lập mới HTX và tổ hợp tác; hỗ trợ 03 HTX, 08 THT hoàn chỉnh hồ sơ thành lập mớiPhối hợp hỗ trợ thành lập mới 09 HTX và 896 tổ hợp tác sản xuất, nâng tổng số trong tỉnh có 48 HTX và 2.058 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn. Kết quả đánh giá sơ bộ có 05 HTX xếp loại khá, 15 HTX xếp loại trung bình, 21 HTX xếp loại yếu (7 HTX mới thành lập chưa đánh giá xếp loại) và 60% tổ hợp tác hoạt động theo Nghị đinh 151 Chính phủ, số còn lại mới chỉ hợp tác ở hình thức giản đơn.

Theo số liệu điều tra của Cục thống kê tỉnh đến ngày 01/7/2013, toàn tỉnh có 70 trang trại (tăng 07 trang trại so với năm 2012), gồm: 05 trang trại trồng trọt; 19 trang trại chăn nuôi; 45 trang trại thủy sản và 01 trang trại tổng hợp. Qua khảo sát sơ bộ hầu hết các trang trại hoạt động mang lại hiệu quả cao.

Tính đến nay, toàn tỉnh có 10 làng nghề được công nhận với trên 4.257 hộ tham gia, giá trị sản xuất bình quân trên 22 tỷ đồng/tháng, giải quyết việc làm cho trên 9.550 lao động tại địa phương, hiện tại có 02 làng nghề đã hoàn chỉnh hồ sơ đang đề nghị xem xét, công nhận.

9. Các công tác khác

a) Công tác cải cách hành chính:

- Công tác rà soát các văn bản quy phạm pháp luật: Thực hiện niêm yết công khai quy trình thực hiện các thủ tục sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ; các thủ tục công bố mới và công bố bổ sung theo quy định. Trong năm, Sở Nông nghiệp và PTNT trình công bố mới 05 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, thủy sản; sửa đổi bổ sung 03 thủ tục hành chính; bãi bỏ 02 thủ tục hành chính.

- Công tác cải cách thủ tục hành chính: Tiếp tục triển khai, duy trì niêm yết công khai trình tự thủ tục hành chính tại cơ quan để người dân thuận tiện trong việc liên hệ, đồng thời phân công cán bộ trực hàng ngày để tiếp nhận và hướng dẫn đăng ký, thực hiện các loại thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị. Trong năm, ngành nông nghiệp và PTNT cấp 2.747 giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ thuộc lĩnh vực nông nghiệp, thu phí và lệ phí 309,5 triệu đồng.

- Chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành tiếp tục tổ chức thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

b) Công tác thanh tra, kiểm tra:

- Tuyên truyền pháp luật: Tổ chức 418 cuộc tuyên truyền, phổ biến Luật Thủy sản, các quy định về sản xuất, kinh doanh giống, thức ăn, hóa chất, chế phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản, an toàn thực phẩm và chăn nuôi thú y cho 9.704 lượt người.

- Kiểm tra xử lý vi phạm: Tổ chức 75 đợt thanh tra, kiểm tra 1.337 lượt cơ sở, hộ cá thể sản xuất, ương dưỡng, kinh doanh và vận chuyển giống thủy sảnkinh doanh thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản; khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và quản lý tàu cá; kinh doanh vật tư nông nghiệp; điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và đê điều. Thu, phân tích kiểm tra chất lượng 232 mẫu sản phẩm (67 mẫu phân bón; 50 mẫu thuốc thú y, thuốc BVTV; 108 mẫu thức ăn chăn nuôi, men vi sinh; 03 mẫu giống cây trồng, 02 mẫu tôm nguyên liệu). Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 170 trường hợp vi phạm, xử phạt hành chính với số tiền trên 1,4 tỷ đồng, đồng thời tịch thu 10 lít thuốc, 34 kg men vi sinh dùng trong thú y chăn nuôi và thú y thủy sản; 67 kg thức ăn chăn nuôi, thuốc BVTV; 07 dinamo, một số bình ắc quy, bộ kích điện, dây điện; tịch thu và tiêu hủy 42 kg thịt bò, 254 kg nội tạng gia súc không rõ nguồn gốc và 725 kg thức ăn chăn nuôi ngoài danh mục.

c) Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý tàu cá và hoạt động cảng cá

                 Lắp đặt 06 pano và kết hợp Đài Phát thanh - Truyền hình Trà Vinh thực hiện 20 chuyên đề tuyên truyền về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tổ chức thả 2,26 triệu con tôm sú giống ra môi trường tự nhiên để tái tạo nguồn lợi thủy sản nhân kỷ niệm ngày truyền thống nghề cá (01/4). Phối hợp phòng Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân các xã ven biển tổ chức 02 đợt khảo sát nguồn lợi thủy sản tại các vùng ven biển.

                Tổ chức đăng ký, đăng kiểm 800 tàu cá (28 tàu ngoài tỉnh); kiểm tra xóa bộ 06 tàu; lập thủ tục, cấp phép đóng mới, cải hoán 102 tàu, cấp 193 sổ danh bạ thuyền viên (765 thuyền viên), cấp 714 giấy phép khai thác thủy sản, 14 giấy chứng nhận thủy sản xuất khẩu vào thị trường Châu Âu. Kết hợp Đài thông tin Duyên Hải Cần Thơ triển khai lắp đặt thiết bị định vị kết nối vệ tinh MOVIMAR cho 21 tàu cá; củng cố, bổ sung hoàn thiện 45 tổ, đội hợp tác khai thác thủy sản với 180 người tham gia. Tính đến nay, toàn tỉnh có 1.278 tàu, tổng công suất 81.462 CV (trong đó có 181 tàu xa bờ, tổng công suất 48.665 CV).

                Kết hợp với Bộ đội biên phòng tỉnh và địa phương giữ gìn đảm bảo an ninh trật tự khu vực Cảng cá Láng Chim và Cảng cá Định An; chuẩn bị tốt nhất các điều kiện, sẵn sàng hỗ trợ cho ngư dân đưa tàu vào nơi neo đậu an toàn khi xảy ra mưa bão. Tổ chức thu phí 18.229 lượt tàu, xe ra vào cảng, bốc dỡ 16.975 tấn hàng hoá.

d) Hoạt động của các tổ chức Hội:

- Hội Làm vườn: Thường xuyên kết hợp với Viện cây ăn quả miền Nam, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật, Trường Đại học Trà Vinh, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện tổ chức hội thảo, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về canh tác, phòng trị bệnh trên cây ăn trái, xây dựng mô hình phòng, trừ sâu đục trái bưởi, bước đầu mang lại hiệu quả. Kết hợp chào hàng xuất khẩu thanh long ruột đỏ sang thị trường Mỹ được 03 chyến, sản lượng 2,7 tấn. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế vườn, giúp nhiều hộ tăng thu nhập.

- Hội Thủy sản: Kết hợp Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tổ chức 02 cuộc hội thảo về phát triển nông nghiệp theo lợi thế ở địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới và bàn giải pháp phát triển nghề nuôi lươn. Phối hợp tổ chức GIZ triển khai kế hoạch đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cho 16 hộ nuôi thủy sản; kết hợp hỗ trợ kỹ thuật cho các nông hộ nâng cấp trang trại theo tiêu chuẩn Global GAP.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Năm 2013, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành nông nghiệp đã có nhiều phấn đấu, nổ lực để vượt qua và tập trung thực hiện tốt các giải pháp trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức sản xuất. Vì vậy, kết quả chung cả năm về cơ bản đã đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra, nổi bật là: Tốc độ tăng trưởng khá (cao hơn năm 2012); sản lượng nhiều loại nông sản (lúa gạo, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, trái cây...) tăng; chủ động phòng chống tốt các loại dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản; đối phó hiệu quả với các diễn biến bất thường của thời tiết, xâm nhập mặn; thủy lợi phát triển theo hướng đa mục tiêu và phục vụ tốt cho sản xuất; đầu tư xây dựng cơ bản từng bước khắc phục sự dàn trải.

Đã tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành một số chính sách và các giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp.

Nề nếp, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành có nhiều chuyển biến tích cực; việc phối hợp giữa các ngành, các cấp và đơn vị trong triển khai thực hiện các mặt công tác đã chặt chẽ hơn so với các năm trước. Công tác quản lý nhà nước và nhiều mặt công tác khác của ngành đã có những tiến bộ rỏ nét.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như trên, ngành nông nghiệp và PTNT vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần phải tập trung giải quyết trong năm 2014 và những năm sau, đó là:

- Sản xuất nông nghiệp hiệu quả chưa cao, thiếu tính bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh; các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao nhân rộng chưa nhiều; tỷ lệ cơ giới hóa một số khâu đạt thấp; chuyển đổi cơ cấu và đổi mới cách thức sản xuất còn chậm, thiếu tính đột phá, phổ biến vẫn là sản xuất với qui mô nhỏ, phân tán. Trong sản xuất nông nghiệp trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trong khi ngành chăn nuôi và hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng không đáng kể. Sản phẩm cung cấp chủ yếu vẫn ở dạng thô, trong khi công nghiệp chế biến chưa phát triển, nên phần lớn hàng hóa đưa vào thị trường thiếu khả năng tạo ra chuỗi giá trị gia tăng, nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

- Cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất, đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của tỉnh chưa nhiều nên chưa có tác động tích cực, kích thích được người dân, doanh nghiệp đầu tư mạnh vào nông nghiệp, nông thôn để thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo mục tiêu đề ra. Việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước cho người dân còn chậm và lúng túng.

- Các hình thức tổ chức sản xuất đổi mới chậm, chưa đủ sức phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Kinh tế hộ vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong nông nghiệp, nhưng đa số sản xuất với quy mô nhỏ, manh mún nên hiệu quả không cao; trang trại là hình thức sản xuất kinh tế có hiệu quả hơn trong điều kiện hiện nay, nhưng chưa được đầu tư đồng bộ; một số hợp tác xã và tổ hợp tác hoạt động yếu kém nhưng chậm được củng cố, nâng cao nên không phát huy được hiệu quả, từ đó thiếu động lực và chưa có được môi trường tốt để phát triển; các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn ít nên nguồn lực cho phát triển còn hạn chế

- Một số nơi hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất chưa được đảm bảo nhưng chậm được đầu tư xây dựng, nhất là ở các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo hình thức công nghiệp, vùng đất giồng cát có thế mạnh phát triển cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Công tác sản xuất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh còn nhỏ lẻ, manh mún; công tác quản lý chất lượng giống chưa thật sự chặt chẽ.

- Công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tuy đã có sự chuyển biến nhưng chưa đạt yêu cầu vẫn là vấn đề gây nhiều bức xúc trong xã hội.

- Chương trình xây dựng nông thôn mới tiến độ còn chậm, huy động nguồn lực xã hội còn thấp, nhiều nguy cơ không đạt mục tiêu đề ra.

- Hệ thống quản lý nhà nước của ngành chưa thật sự hoàn thiện làm ảnh  hưởng hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành nhất là trong việc phòng chống thiên tai, dịch bệnh, quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng tài nguyên.

Phần II

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2014

I. MỘT SỐ DỰ BÁO CHỦ YẾU

1. Tình hình cả nước

- Thuận lợi: Đảng và Nhà nước tiếp tục giành sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời và hỗ trợ ngành. Các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được triển khai sâu rộng. Phương án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là định hướng căn bản để năm 2014 các địa phương chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững.

- Khó khăn: Kinh tế trong nước tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức như: Cân đối ngân sách và bài toán nợ công chưa được giải quyết, gây khó khăn cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng; lạm phát tuy đã được kiểm soát nhưng vẫn nhạy cảm với những biến động của giá cả đầu vào; hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản tăng cao tác động tiêu cực đến lao động, việc làm; huy động nguồn lực xã hội cho nông nghiệp, nông thôn sẽ còn nhiều khó khăn. Cùng với biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp đòi hỏi cần có những ứng phó trước mắt cũng như lâu dài để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho sản xuất, tính mạng và tài sản của nhân dân.

2. Tình hình trong tỉnh

Các cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh tiếp tục được triển khai thực hiện; hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất được quan tâm đầu tư; việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ mới trong sản xuất ngày càng rộng rãi; trình độ, năng lực, tay nghề của nông dân từng bước được nâng cao, cùng với việc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT; sự hỗ trợ tích cực của các các ngành, các cấp; sự phấn đấu, nổ lực cao của toàn ngành và bà con nông dân trong tỉnh là những thuận lợi cơ bản.

          Tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ngày càng gia tăng; giá cả thị trường luôn biến động; hạ tầng kỹ thuật một số nơi chưa thật sự đồng bộ; nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn hạn chế...sẽ là những khó khăn, thách thức trong triển khai thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp, thôn thôn của tỉnh năm 2014.

          II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu chung: Thực hiện tái cơ cấu để thúc đẩy tăng trưởng, từng bước xây dựng nền nông nghiệp của tỉnh có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững trên cơ sở thực hiện tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.

2. Các chỉ tiêu cụ thể: Tổng giá trị GDP tăng 4,25% (theo giá cố định năm 1994); trong đó, nông nghiệp tăng 0,96%, lâm nghiệp tằng 0,09%, thủy sản tăng 17,15%. Giá trị sản xuất tăng 6,77%; trong đó nông nghiệp tăng 2,14% (trồng trọt tăng 4,2%, chăn nuôi tăng 0,46%), lâm nghiệp tăng 0,12%, thủy sản tăng 17,18% (nuôi trồng  tăng 27,86%, khai thác thủy hải sản giảm 3,1%).

Một số chỉ tiêu chủ yếu

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2013

Năm 2014

1. Tốc độ tăng GDP ngành

%

3,52

4,25

2. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành

%

5,88

6,77

3. Tỷ lệ che phủ rừng

%

43

43,5 - 44

4. Tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh

%

72

78

5. Sản lượng lúa

tấn

1.275.000

1.252.000

6. Sản lượng thủy sản

tấn

154.574

172.650

7. Sản lượng thịt hợi các loại

tấn

79.405

82.286

8. Số tiêu chí NTM bình quân/xã

tiêu chí

8,5

9,5

9. Số xã đạt chuẩn xã NTM

03 - 04

07 - 08

10. Giảm tỷ lệ hộ nghèo

%

2,64

3

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tập trung triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành

a) Các nhiệm vụ và giải pháp chung:

Thực hiện tái cơ cấu mạnh mẽ trên các lĩnh vực theo Kế hoạch hành động được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2368/QĐ-UBND ngày 13/12/2013, tạo sự chuyển biến rõ nét trong thực tế để nâng cao giá trị gia tăng, thúc đẩy tăng trưởng ngành. Trong năm 2014, Sở Nông nghiệp và PTNT và các địa phương phải tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chính như sau:

- Rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy hoạch thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản phẩm  trên từng địa bàn để vừa phát huy lợi thế của địa phương vừa quản lý sản xuất theo quy hoạch, theo chuỗi giá trị và phù hợp với cung, cầu thị trường. Căn cứ vào các quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt, các địa phương rà soát, đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo kiến nghị điều chỉnh để phù hợp hơn.

- Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, trong đó ưu tiên cho nghiên cứu, chuyển giao và sản xuất giống chất lượng cao, công nghệ chế biến, bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch. Tập trung nghiên cứu, xây dựng bộ giống cây trồng vật nuôi của tỉnh để có thể sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, được lựa chọn xây dựng thương hiệu.

- Tổ chức lại sản xuất thông qua việc tổng kết kinh nghiệm và phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất, quản lý có hiệu quả trong thực tiễn, nhất là mô hình cánh đồng lớn; đẩy mạnh quá trình liên kết “4 nhà”, trước hết tập trung ở những nơi đã có nền sản xuất hàng hóa quy mô khá; khuyến khích hợp tác, liên kết từ sản xuất, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và bảo đảm hài hòa lợi ích theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung chỉ đạo chuyển đổi HTX nông nghiệp hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012; đào tạo cán bộ quản lý HTX; hỗ trợ xây dựng mô hình HTX mẫu để nhân ra diện rộng. Triển khai thực hiện các chính sách, rà soát tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho nông dân theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tổng kết và đánh giá các chính sách, hình thức đào tạo hiện nay để kiến nghị điều chỉnh cho phù hợp. Tiếp tục thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành trên cơ sở lựa chọn cán bộ trẻ học giỏi, có tâm huyết gửi đi đào tạo chuyên ngành chuẩn bị cho lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật, quản lý có trình độ cao; rà soát biên chế và năng lực cán bộ để bố trí, sắp xếp lại nhằm tinh giảm bộ máy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ngành.

- Thực hiện tái cơ cấu đầu tư để tập trung vốn đầu tư công cho các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách: Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định hiện hành về tăng cường quản lý đầu tư công, kiên quyết khắc phục đầu tư dàn trải và nợ đọng xây dựng cơ bản; rà soát, cắt giảm và sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các dự án đầu tư. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước dành ưu tiên cho các công trình trọng tâm, cấp bách và các công trình dở dang để sớm đưa vào sử dụng. Triển khai thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ.

b) Đối với từng lĩnh vực cụ thể:

- Trồng trọt: Phát triển theo hướng sản xuất quy mô lớn, tập trung, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở thay đổi căn bản từ khâu giống, sử dụng giống chất lượng cao, đẩy mạnh các biện pháp thâm canh, thực hành sản xuất tốt, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất. Nghiên cứu chặt chẽ điều kiện thời tiết, mùa vụ và hiệu quả sản xuất một cách thận trọng, có căn cứ khoa học, thực tiễn để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; đẩy mạnh ứng dụng quy trình thâm canh “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” trong sản xuất lúa. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án phát triển giống theo Quyết định số 2194/QĐ-TTg; một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013. Định hướng cơ cấu diện tích, sản lượng các loại cây trồng chính như sau:

+ Cây lúa: Dự kiến giảm khoảng 8.000 ha diện tích gieo trồng chuyển sang trồng một số loại cây khác. Tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm khoảng 227.500 ha, sản lượng 1.252.000 tấn.

+ Cây màu các loại: 39.750 ha (tăng 3.209 ha), 748.000 tấn.

+ Cây mía: 6.300 ha (giảm 483 ha), sản lượng 693.000 tấn.

+ Cây đậu phộng: 5.000 ha (tăng 358 ha), sản lượng.850 tấn.

+ Cây ăn trái: 19.100 ha (tăng 469 ha), sản lượng 248.300 tấn.

+ Cây dừa: 17.000 ha (tăng 500 ha), sản lượng 221.000 tấn.

- Chăn nuôi: Từng bước phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao; khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng; hình thành các điểm chăn nuôi xa khu dân cư; xây dựng phương án tái cơ cấu sản xuất chăn nuôi trên cơ sở nghiên cứu, cải tạo đàn giống vật nuôi. Giám sát và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, quản lý và sử dụng thuốc thú y theo quy định; áp dụng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị; chủ động phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi; thực hiện tốt Đề án tăng cường năng lực quản lý nhà nước ngành thú y giai đoạn 2011 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 338/QĐ-TTg. Áp dụng các giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường. Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao tầm vóc, chất lượng đàn bò để nâng cao giá trị. Phấn đấu quy mô đàn heo đạt 440.000 con (tăng 63.275 con); đàn bò 132.000 con; đàn gia cầm 6 triệu con.

- Thủy sản: Thực hiện nhiệm vụ, giải pháp của Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013, trong đó chú trọng phát triển diện tích nuôi trồng theo quy hoạch, đặc biệt là phát triển nuôi tôm để đạt giá trị cao; đa dạng hóa đối tượng nuôi có giá trị kinh tế, thị trường tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu thị trường và giảm thiểu rủi ro; triển khai các vùng sản xuất giống tập trung theo quy hoạch để cung cấp giống tốt với giá cả hợp lý cho sản xuất; tăng cường kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào phục vụ nuôi trồng thủy sản; triển khai áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản; tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ ngành thủy sản, ưu tiên đầu tư thủy lợi phục vụ vùng nuôi tập trung thâm canh. Tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản; khuyến khích, hỗ  trợ khai thác trên các vùng biển xa, thành lập tổ đội sản xuất…; tăng cường kiểm tra việc đăng ký, đăng kiểm tàu và tình hình thực hiện các quy định về khai thác; duy trì hệ thống thông tin quản lý hoạt động nghề cá trên biển; tiếp tục triển khai công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo Quyết định số 188/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần cho khai thác thủy sản. Phấn đấu tổng sản lượng thủy sản đạt 172.650 tấn; trong đó, sản lượng nuôi trồng  96.850 tấn, sản lượng khai thác 75.800 tấn (khai thác hải sản 62.000 tấn, khai thác nội đồng 13.800 tấn).

Lâm nghiệp: Tổ chức triển khai Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013. Tiếp tục triển khai Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh đến năm 2015. Thực hiện các chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; giao đất, giao rừng… tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia đầu tư trồng rừng và phát triển du lịch sinh thái rừng. Triển khai thực hiện kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng; mở rộng diện tích rừng phòng hộ và trồng cây lâm nghiệp phân tán. Tiếp tục triển khai công tác giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng quản lý, bảo vệ; thực hiện tốt công tác PCCC rừng, phòng trừ sâu bệnh hại. Thực hiện tốt công tác tuần tra, bảo vệ rừng. Phấn đấu trồng mới 130 ha rừng tập trung; chăm sóc 314 ha, bảo vệ 4.793 ha, khoanh nuôi tái sinh 45 ha và 01 triệu cây lâm nghiệp phân tán.

- Diêm nghiệp: Ổn định diện tích, triển khai các biện pháp thâm canh để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành, tăng thu nhập cho diêm dân.

- Phát triển công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn: Tạo điều kiện để các cơ sở chế biến đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển sản xuất các sản phẩm có giá trị cao, giảm dần tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm thô, sơ chế. Sắp xếp lại các cơ sở quy mô nhỏ; khuyến khích đầu tư mở rộng, nâng cấp, từng bước hiện đại hóa các cơ sở sơ chế, chế biến. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách khuyến công, chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh. Xây dựng và triển khai thực hiện đề án phát triển ngành nghề nông thôn, thực hiện chính sách hỗ trợ, nhất là cơ sở hạ tầng, hướng dẫn kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm để khôi phục và phát triển các làng nghề; khuyến khích hộ gia đình, tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, đáp ứng nhu cầu tại chổ và tham gia xuất khẩu. Hỗ trợ thủ tục thành lập các làng nghề truyền thống tại địa phương. Triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn theo quy hoạch.

2. Triển khai thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia

a) Chương trình xây dựng nông thôn mới:

Tập trung hỗ trợ các địa phương còn chậm về công tác quy hoạch và xây dựng đề án để đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng. Cân đối ngân sách cho Chương trình xây dựng nông thôn mới, đồng thời tập trung huy động nguồn lực xã hội để đầu tư, làm chuyển biến hạ tầng cơ bản cấp xã về các công trình: giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm xá, chợ, nhà văn hóa. Từng địa phương cần rà soát, ưu tiên nâng cấp, cải thiện các công trình hiện có.

Đẩy mạnh đổi mới cơ cấu và phát triển sản xuất để tăng thu nhập cho cư dân nông thôn; mỗi ấp, xã căn cứ lợi thế, xây dựng ít nhất một mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung. Khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh ở nông thôn, nhất là các ngành sử dụng nhiều lao động, công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Triển khai thực hiện Nghị định số 210/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

b) Các chương trình giảm nghèo:

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững; thực hiện Quyết định 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, dân tộc miền núi giai đoạn 2014 - 2020; hướng dẫn lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất để xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; thực hiện Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn giai đoạn 2013 - 2015.

c) Sắp xếp, bố trí dân cư: Hoàn thành 04 dự án: Dự án di dân khẩn cấp vùng ven biển xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải; Dự án di dân vùng sạt lỡ xã Hòa Minh, di dân sạt lỡ ấp Cồn Phụng xã Long Hòa, huyện Châu Thành; Dự án di dân sạt lở bờ sông xã Đại Phước, huyện Càng Long; Dự án kè chống sạt lỡ bờ sông Cần Chông, thị trấn Tiểu Cần. Tuyên truyền, vận động người dân ở những nơi có khả năng xảy ra thiên tai hiểu rõ tác hại và đồng thuận tham gia thực hiện sắp xếp, bố trí lại dân cư.

d) Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Tăng cường công tác thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng nước sạch và VSMTNTTriển khai thực hiện 09 dự án gồm: 03 dự án chuyển tiếp, 02 dự án khởi công mới, 04 dự án chuẩn bị đầu tư; quản lý, vận hành tốt các trạm cấp nước hiện có, lắp đặt mô hình xử lý nước hộ gia đình, tăng thêm 6.989 hộ sử dụng nước máy tập trung. Phấn đấu đến cuối năm 2014 đạt chỉ tiêu 75% hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh theo quy định bộ tiêu chí mới.

3. Phát triển thủy lợi, đầu tư hạ tầng, nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

 Tiếp tục phát triển hệ thống thủy lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu, đảm bảo nhu cầu cung cấp nước cho thâm canh cây trồng và nuôi trồng thuỷ sản. Tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hoàn thành các công trình đầu tư dở dang, công trình cấp bách hoặc có ý nghĩa kinh tế - xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển, các công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, công trình thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

Tu bổ đê điều thường xuyên, ưu tiên đầu tư vào những công trình trọng điểm, có khả năng gây mất an toàn đê; tạo điều kiện phát triển dân sinh, kinh tế khu vực được đê bảo vệ. Tiếp tục triển khai các Chương trình củng cố, nâng cấp đê biển, đê sông.

Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi. Xây dựng các phương án chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai; tăng cường năng lực để chủ động ứng phó kịp thời và có hiệu quả trước mọi tình huống.

4. Tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo an toàn thực phẩm

Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm nông sản, thủy sản. Tổ chức kiểm tra, đánh giá phân loại, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo thông tư số 14, 55 của Bộ Nông nghiệp và PTNT trên tất cả các nhóm thực phẩm; tổ chức thanh, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và nuôi thủy sản nhằm xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm; thông tin tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp và nông dân các quy định, yêu cầu về chất lượng, rào cản kỹ thuật đối với hàng nông, thủy sản của các thị trường nhập khẩu; hướng dẫn người sản xuất cải thiện điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và người tiêu dùng biết cách lựa chọn sản phẩm an toàn.

5. Quản lý, bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên, môi trường bền vững, hiệu quả; thích ứng với biến đổi khí hậu

a) Tài nguyên rừng: Tăng cường bảo vệ diện tích rừng hiện có, nhất là các diện tích rừng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu; phòng chống cháy rừng, đảm bảo phát huy hiệu quả về môi trường của rừng. Tiếp tục đẩy mạnh trồng rừng phòng hộ trên cơ sở đó xác định ranh giới để quản lý ổn định, thống nhất trên phạm vi tỉnh, tham mưu điều chỉnh nâng mức hỗ trợ kinh phí cho người bảo vệ rừng; thực hiện quản lý khu bảo tồn thiên nhiên  bảo tồn động vật hoang dã theo quy định.

b) Tài nguyên nướcQuản lý tốt nguồn nước của các lưu vực sông và hệ thống thủy lợi bảo đảm các quá trình khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, phục vụ có hiệu quả cho sản xuất trước mắt và lâu dài. Theo dõi sát diễn biến thời tiết, nguồn nước và xâm nhập mặn để chỉ đạo điều tiết nước hợp lý và triển khai các giải pháp điều chỉnh cơ cấu mùa vụ cây trồng và nuôi trồng thủy sản phù hợp.

c) Tài nguyên biển: Thực hiện quan trắc và cảnh báo môi trường để hỗ trợ cho công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về khai thác, đánh bắt thủy hải sản của Việt Nam và các nước lân cận cho ngư dântriển khai phổ biến các chính sách, Luật Thuỷ sản và các quy định của Nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cho ngư dân. Tăng cường công tác kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc khai thác thuỷ sản.

 d) Bảo vệ môi trường nông thôn: Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về  nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; hướng dẫn các cơ sở, trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thuỷ sản thực hiện nghiêm quy trình bảo vệ môi trường, bao gồm cả xử lý chất thải và môi trường ao nuôi; tăng cường quản lý việc kinh doanh và hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

6. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thực hiện các luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Rà soát kiện toàn hệ thống tổ chức của ngành để đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, nhanh nhạy, thông suốt, chủ động và hiệu quả hơn. Tiếp tục cải cách hành chính, hiện đại hoá công sở, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra; chỉ đạo triển khai thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động theo quy định.

Tăng cường năng lực cho công tác dự báo để thường xuyên cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về sản xuất, thiên tai, dịch bệnh, thị trường phục vụ công tác điều hành, quản lý và sản xuất kinh doanh.

IV. NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CẦN TẬP TRUNG ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN

1. Triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực và đổi mới tổ chức sản xuất.

2. Đẩy mạnh triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

3. Xây dựng và triển khai thực hiện tốt các chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn; nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất, đời sống nông dân và nông thôn; triển khai một bước về phát triển công nghệ cao.

4. Thúc đẩy phát triển các hình thức, mô hình tổ chức liên kết sản xuất theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn; chỉ đạo triển khai các công tác liên quan đến kinh tế hợp tác.

5. Tiếp tục triển khai thực hiện Luật An toàn thực phẩm, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóatăng cường quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng nông sản.

6. Nâng cao năng lực chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh; ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

7. Kiện toàn bộ máy tổ chức ngành từ tỉnh đến cơ sở; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý ngành.

8. Tăng cường xúc tiến đầu tư, thương mại, phát triển thị trường hàng nông sản chủ lực của tỉnh.

9. Nghiêm túc thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

10. Chấn chỉnh kỷ cương trong công tác xây dựng cơ bản; xử lý dứt điểm nợ động; tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo chất lượng công trình, thanh quyết toán kinh phí kịp thời theo tiến độ.

V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT:

- Sớm nghiên cứu, đề xuất Chính phủ có cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội cho thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; sớm có Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 và Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 25/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

- Xem xét, đề xuất Chính phủ hỗ trợ vốn cho Trà Vinh thực hiện các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu gồm: Kè bảo vệ đoạn xung yếu bờ biển xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải (giai đoạn 3); kè bảo vệ đoạn xung yếu bờ biển ấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải; đê bao ven thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang; đê bao chống lũ ven sông Hậu; đê biển Nam rạch Trà Cú, huyện Trà Cú, với tổng chiều dài 5.942 km, vốn đầu tư 782,19 tỷ đồng. Hỗ trợ vốn cho tỉnh đầu tư một số trạm bơm điện vừa và nhỏ (trong số 35 trạm đã quy hoạch) để cung cấp nguồn nước tưới phục vụ sản xuất mùa khô ở các vùng chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác.

- Chỉ đạo các Viện, Trường khảo sát, nghiên cứu tìm ra nguyên nhân và có giải pháp khắc phục tình trạng thủy sản nuôi giảm năng suất và một số loại dịch bệnh thủy sản mới phát sinh.

- Xem xét, bổ sung bệnh hội chứng hoại tử gan tụy và một số bệnh nguy hiểm khác trên tôm sú, tôm chân trắng vào danh mục các bệnh được hỗ trợ theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh: Chỉ đạo cân đối, ưu tiên bổ sung kinh phí ngân sách cho các hoạt động thực hiệc tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đầu tư các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn 04 xã điểm tỉnh tập trung dồn sức để đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2014 và đối ứng để thực hiện các dự án đầu tư thủy lợi, phòng chống, ứng phó với biến đổi khí hậu trọng điểm.

3. Các Sở, Ban, ngành tỉnh: Phối hợp, hỗ trợ ngành Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 2368/QĐ-UBND ngày 13/12/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Tập trung triển khai, thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại địa phương; dồn sức cho thực hiện xây dựng nông thôn mới và triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, khuyến khích của trung ương và của tỉnh đối với nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch của ngành năm 2014, các đơn vị, phòng, ban thuộc Sở và phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn các huyện, phòng Kinh tế thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cụ thể cho đơn vị, địa phương mình, kết hợp với các tổ chức đoàn thể phát động thành các phong trào thi đua, tổ chức quán triệt trong nội bộ và tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện để đạt kết quả cao nhất./.

Nơi nhận:

- TU, HĐND, UBND tỉnh;

- Bộ NN và PTNT;

- Các Sở, ngành tỉnh liên quan;

- UBND các huyện, TP;

- Phòng NN-PTNT huyện,TP;

- Các đơn vị thuộc Sở;

- GĐ và các PGĐ Sở;

- Lưu: VT, KHTC.                                                                                                                                                                                                      

                                                                                                                                                 

KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

 

 

                     (đã ký)        

 

  

            Phạm Minh Truyền

Tải bảng phụ lục: Tại đây
Tin khác
1 2 
Tin mới