Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tích cực thực hiện công tác bảo vệ môi trường

         Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về tăng cường sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trong đô thị, khu dân cư và thực hiện các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa trong sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

         Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các Phòng, đơn vị thuộc Sở tuyên truyền, quán triệt sâu sắc đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động ý thức về bảo vệ môi trường trong đô thị, khu dân cư, giảm thiểu rác thải nhựa trong sinh hoạt; xây dựng kế hoạch thực hiện cuộc vận động “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần” . Hiện tại, Sở đã chỉ đạo các đơn vị bố trí bình nước uống lớn (20 lít), bình thủy tinh và các ly thủy tinh sử dụng nhiều lần thay thế ly nhựa, chai nhựa dùng một lần.

Hội trường Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bố trí đồ dùng thủy tinh thay đồ nhựa dùng một lần

         Bên cạnh đó, trong năm 2019, Sở đã lãnh, chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn gắn với công tác bảo vệ môi trường, cụ thể sau:

         * Về công tác tuyên truyền, vận động

         - Lĩnh vực trồng trọt bảo vệ thực vật: Tổ chức 127 cuộc tập huấn, tuyên truyền, vận động 2.960 lượt nông dân tham dự về công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật, đặc biệt đi sâu nội dung hướng dẫn nông dân sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật, cách súc rửa bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, thu gom và bỏ vào các bể chứa rác thải bảo vệ thực vật đúng nơi quy định; Thông tin đến hơn 600 các tổ chức, cá nhân  kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nắm kịp thời các văn bản của Nhà nước có liên quan đến công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là các văn bản về việc loại bỏ hoạt chất Glyphosate, Chlorpyrifos Ethyl và Fipronil ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật.

         - Lĩnh vực thủy sản: Tổ chức 87 lớp truyền và phổ biến pháp luật cho 3.425 người về Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 và các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Thủy sản 2017; Xây dựng 05 bảng panô theo Đề án xây dựng và triển khai kế hoạch hành động truyền thông về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, tuyên truyền về quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn xã Đức Mỹ, xã Tân Bình huyện Càng Long, xã Tân Hùng huyện Tiểu Cần, xã Long Đức TP. Trà Vinh và xã Hiệp Thạnh thị xã Duyên Hải; Biên soạn in 5.500 tài liệu bướm phổ biến về Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn Luật Thủy sản cấp phát cho ngư dân, người dân, học sinh,… giúp nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Phối hợp đưa 12 tin trên Đài Phát thanh - Truyền hình Trà Vinh, Báo Trà Vinh, Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cổng Thông tin điện tử Trà Vinh, Tờ Thông tin nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm phổ biến các quy định trong quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đăng ký, đăng kiểm tàu cá, nuôi trồng thủy sản, phòng, chống lụt, bão cho ngư dân, ...

         - Lĩnh vực chăn nuôi - thú y: Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y đến các tổ chức, cá nhân được 12 cuộc, với 181 lượt người dự; Tổ chức 01 cuộc hội nghị tập huấn tuyên truyền về quy trình thu gom, quản lý chất thải chăn nuôi, tuyên truyền phổ biến cho nhân dân về lợi ích của hầm biogas đối với môi trường, với đời sống kinh tế, xã hội, có 67 lượt người tham dự.

         - Lĩnh vực lâm nghiệp: Tổ chức tuyên truyền 19 cuộc cho 474 lượt hộ dân tham dự về các văn bản có liên quan trong lĩnh vực lâm nghiệp, thông qua công tác tuyên truyền lồng ghép các chương trình giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường để các hộ dân sống ven rừng nắm và thực hiện.

         - Lĩnh vực khuyến nông: Tổ chức 265 lớp  cho 8.161 lượt người tham dự về các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản gắn với bảo vệ môi trường.

         * Kết quả thanh tra, kiểm tra

         Tổ chức 322 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 892 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phân bón, thuốc BVTV, thuốc thú y, thức ăn, cơ sở giết mổ, lĩnh vực lâm nghiệp… Qua thanh tra, đã phát hiện các trường hợp vi phạm liên quan bảo vệ môi trường là 73 trường hợp, ban hành 73 Quyết định xử phạt, tổng số tiền phạt 708 triệu đồng. Các hành vi vi phạm cụ thể như sau: Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật, phân bón là hàng giả, không có giá trị sử dụng, công dụng; phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam: 12 trường hợp; Kinh doanh thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản không có trong Danh mục được phép lưu hành; giả, không có giá trị sử dụng, công dụng: 24 trường hợp; Kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y (gia súc, gia cầm) chưa được phép lưu hành tại Việt Nam; giả, không có giá trị sử dụng, công dụng: 16 trường hợp; Giết mổ động vật tại địa điểm không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép: 08 trường hợp; Phá rừng trái pháp luật, khái thác rừng trái phép; tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản phái pháp luật; vi phạm quy định về quản lý hồ sơ trong vận chuyển lâm sản: 13 trường hợp.

         * Kết quả triển khai các mô hình và các hoạt động khác có liên quan

         - Lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật: Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật phối hợp với UBND xã Ninh Thới thực hiện mô hình Cùng nông dân bảo vệ môi trường (tổ chức 10 cuộc tập huấn cho 225 lượt nông dân tham dự, với nội dung hướng dẫn nông dân về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả; xây dựng cho xã 05 bể chứa rác thải bảo vệ thực vật, vận động nông dân thu gom 868 kg bao gói chứa thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng bỏ vào các bể đúng quy định); nhân nuôi và thả ra tự nhiên 5750 mummy (tương đương 287.500 Ong ký sinh) và 2.450 bọ đuôi kìm để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa; hỗ trợ các địa phương thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới, kết quả: đã lắp đặt cho 15 xã thực hiện tiêu chí nông thôn mới mỗi xã 9 bể chứa, số lượng bể chứa đã lắp đặt là 135 bể chứa, toàn bộ số lượng bể chứa đã được UBND các xã ký nghiệm thu.

         - Lĩnh vực chăn nuôi - thú y: có 21 mô hình xử lý chất thải trong chăn nuôi triển khai thực hiện theo Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới từ năm 2018-2019, các mô hình đều hoạt động tốt, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, cải thiện được chi phí sinh hoạt cho người chăn nuôi đáng kể (phí mua gas); xây dựng 11 hầm Biogas Composite cho hộ chăn nuôi thuộc diện nghèo và gia đình chính sách trên địa bàn các huyện Cầu Kè, Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang, Càng Long, Châu Thành; hỗ trợ được 7.864 công trình khí sinh học, nhờ vậy mà việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường chăn nuôi của tỉnh có những bước chuyển biến tích cực.

         - Lĩnh vực khuyến nông: xây dựng được 15 mô hình với mục tiêu nhằm tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi thích nghi với điều kiện địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu, tưới nước tiết kiệm có năng suất chất lượng tốt, đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

         - Lĩnh vực lâm nghiệp: đã xây dựng 01 mô hình “Vận động cộng đồng chung tay trồng rừng ứng phó biến đổi khí hậu”. Nội dung mô hình vận động các cơ quan, chính quyền, lực lượng vũ trang, các đoàn thể, học sinh, các tổ chức nước ngoài và nhân dân địa phương thực hiện trồng rừng không sử dụng ngân sách. Kết quả: đã vận động cộng đồng trồng và chăm sóc 38 ha rừng ngập mặn (07 ha rừng Bần; 29 ha rừng Mấm; 02 ha rừng Dừa nước), mô hình đã được cơ quan, chính quyền địa phương đánh giá mang lại hiệu quả thiết thực, cần được nhân rộng triển khai; phối hợp với Trung tâm Môi trường và phát triển nguồn lực cộng đồng (CECAD) vận động tổ chức UNEP KOREA, Tập đoàn SK Innovation (Tập đoàn Hàn Quốc) thực hiện dự án “Trồng cây xanh, cho hành tinh xanh”. Kết quả: đã trồng 36 ha rừng ngập mặn tại trên địa bàn tỉnh, góp phần quan trọng trong công tác trồng rừng ứng phó biến đổi khí hậu của tỉnh; Ngoài ra, đơn vị còn chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn xã Hòa Minh tăng cường phối hợp, hỗ trợ nhân dân bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học tại khu vực đồng quản lý sông Cồn Chim, xã Hòa Minh.

            Trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục chỉ đạo các Phòng, đơn vị tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất tập trung, theo hướng an toàn, bền vững, khuyến khích áp dụng một số quy chuẩn như: ASC, GLOBAL GAP,VietGAP,... nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm, giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm nhằm tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; Tăng cường công tác quan trắc cảnh báo môi trường và giám sát dịch bệnh trên động vật thủy sản, cập nhật diễn biến mực nước, mức độ hạn và xâm nhập mặn để thông tin đến người dân (qua Đài Phát thanh - Truyền hình Trà Vinh, Trang Thông tin điện tử Sở) để người dân chủ động sản xuất, giảm thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra; Làm tốt công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ tốt sức khỏe cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Tạo cảnh quan thông thoáng, hạn chế rác thải nhựa, giữ gìn môi trường sanh – sạch – đẹp, hạn chế tác động gây nên biến đổi khí hậu.

Mộng Hằng

Tin mới