Nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

         Sau 4 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 104 sản phẩm OCOP. Trong đó, 06 sản phẩm tiềm năng 05 sao, 15 sản phẩm 04 sao và 83 sản phẩm 03 sao. Có 67 chủ thể có sản phẩm OCOP, gồm: 14 công ty, 03 doanh nghiệp, 11 hợp tác xã, 01 tổ hợp tác và 38 hộ kinh doanh. Các sản phẩm OCOP ngày càng được người tiêu dùng đón nhận và từng bước khẳng định được chất lượng, giá trị trên thị trường. Khẳng định sự phù hợp về định hướng, hiệu quả của một Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn. OCOP đã và đang phát huy phát huy nội lực kinh tế khu vực nông thôn, đó là: Đất đai, tài nguyên, điều kiện địa lý, văn hóa, khả năng sáng tạo và lòng tự hào của người dân,… và góp phần vào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Dừa Sáp sấy khô giòn tan (VICOSAP) tham gia trưng bày Ngày Hội Tam Nông

tại Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang năm 2022.

 

         Một số khó khăn, tồn tại, hạn chế của Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua: (1) Chương trình OCOP là một chương trình mới, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là yêu cầu khơi dây tiềm năng, lợi thế của các địa phương để phát triển kinh tế nông thôn. Do đó giai đoạn đầu triển khai một số địa phương còn nhiều lúng túng trong cách làn, xác định lợi thế, tiềm năng và chủ thể sản xuất chỉ tập trung vào hoàn thiện các sản phẩm đã có, chưa quan tâm phát triển sản phẩm gắn với vùng nguyên liệu, đặc biệt là các làng nghề; (2) Hệ thống các chính sách, cơ chế hỗ trợ chủ thể phát triển sản phẩm thiếu đồng bộ, thiếu hiệu quả trong điều phối hoạt động hỗ trợ, nguồn lực dẫn đến sự lúng túng và khó khăn cho các địa phương trong quá trình triển khai như: ở cấp huyện về công tác tập huấn, tuyên truyền triển khai hồ sơ biểu mẫu của Chương trình OCOP đến cấp xã và chủ thể chưa tập trung và đồng bộ; (3) Bộ tiêu chí đánh, phân hạng sản phẩm OCOP còn một số tồn tại, hạn chế, chưa hoàn toàn phù hợp với thực tế, chưa bao hàm đầy đủ các sản phẩm; (4) Sự tham gia của các chủ thể vào Chương trình OCOP chưa được chủ động, một số chủ thể xem việc tham gia Chương trình là theo yêu cầu của chính quyền địa phương, thiếu sự gắn kết với hoạt động nâng cao năng lực của chủ thể về sản xuất, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường; (5) Ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế do các sản phẩm OCOP chủ yếu là các sản phẩm sơ chế hoặc chế biến đơn giản, giá trị gia tăng thấp. Quy trình và công nghệ chế biến còn đơn giản; (6) Tính hoàn thiện của bao bì, mẫu mã sản phẩm đơn giản, chưa phong phú, hấp dẫn, nhiều sản phẩm chưa xây dựng tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm: (7) Phần lớn các chủ thể  có sản phẩm đạt 3 sao là do cơ sở qui mô nhỏ, chưa có giấy chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến theo yêu cầu.

         Do đó, trong thời gian tới, OCOP được xem là Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Đồng thời, OCOP phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tinh thần hợp tác của các chủ thể và cộng đồng tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo tồn cảnh quan, văn hóa truyền thống. Vì vậy, nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP các cấp là một trong những yêu cầu cấp thiết thường xuyên và lâu dài.

         Để nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, các địa phương cần rà soát, xây dựng, phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình OCOP có trọng tâm, trọng điểm. Tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thồng gắn với lợi thế về vùng nguyên liệu đặc trưng, văn hóa của địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn theo Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Kiện toàn tổ chức hội đồng và nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của địa phương theo đúng Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 và Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 08/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Kiểm tra, giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm OCOP sau khi được đánh giá, phân hạng; rà soát lại các sản phẩm đã hết hạn chứng nhận (sau 36 tháng) và xem xét thu hồi sản phẩm OCOP chưa đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm[i].

Mứt Dừa sáp Cẩm Hằng sản phẩm đạt OCOP 3 sao của tỉnh Trà Vinh.

 

Chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được nâng cao sẽ góp phần tiếp tục phát triển OCOP của địa phương và của tỉnh. Từ đó, khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Góp phần tiếp tục cơ

cấu lại ngành nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững và xây dựng nông thôn mới.

                                                                                        Nguyễn Thị Mỹ Hương

Văn phòng Điều phối NTM



[i] Công văn số 1890/SNN-PTNT ngày 26/9/2022 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc tổ chức triển khai và nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới