Cần thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp

         Để kịp thời cập nhật các chủ trương, định hướng, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời tạo sự thống nhất, đồng bộ trong tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện, trong hai ngày 27 và 28/11/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị, tập huấn quản lý nhà nước gắn với định hướng phát triển bền vững ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2025 khu vực phía Nam”.

         Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến. Thành phần tham dự Hội nghị gồm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chủ trì Hội nghị. Ông Phạm Minh Truyền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chủ trì tại điểm cầu Trà Vinh.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại Hội nghị
 (Ảnh chụp qua màn hình Hội thảo)

         Hội nghị đã được nghe các báo cáo viên trình bày các chuyên đề về: Tầm nhìn, chiến lược, chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ và nguồn lực phát triển bền vững ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng “Hợp tác - Liên kết - Thị trường”; Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch nông thôn, sản phẩm OCOP, HTX liên vùng - logistic và phát triển kinh tế nông nghiệp; Các nội dung cần ưu tiên chỉ đạo và kết quả cần đạt được trong xây dựng nông thôn mới Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2025; Giải pháp để nâng cao hiệu quả “Hợp tác - liên kết - Thị trường”; xây dựng các đầu mối tiêu thụ nông sản và phát triển kinh tế nông nghiệp tại các HTX, tổ hợp tác nông nghiệp; Phát triển nông nghiệp công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu; Ứng dụng công nghệ số để phát triển kinh tế nông thôn và kinh tế nông nghiệp; Nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0: Các phần mềm giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai, quản lý và truy xuất liên quan, nhật ý sản xuất điện tử, thống kê nông nghiệp, tính toán chi phí sản xuất nông nghiệp; Hệ thống điều khiển thông minh trong nông nghiệp; Biến đổi khí hậu và sản xuất nông nghiệp theo hướng thuận thiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Tái cơ cấu gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng nông sản đến năm 2025; Trao đổi và chia sẻ thông tin liên kết tiêu thụ sản phẩm địa phương và các nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam.

         Hội thảo nêu ra ba thách thức mà nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt đó là biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng. Để thích ứng phải biến thách thức thành cơ hội, một trong những giải pháp là nông nghiệp xanh. Nông nghiệp xanh là nền nông nghiệp sản xuất áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghê ̣ sử dụng hợp lý, tiết kiêm vật tư đầu vào, sử dụng hiêu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nông nghiệp xanh sẽ khuyến khích, thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh. Về phía nông dân phải chuyên nghiệp, tức là biết sản xuất theo thị trường, tính toán chi phí sản xuất sao cho tiết kiệm nhất, để giá thành hợp lý nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng. Có tri thức, vừa có kiến thức, kỹ năng sản xuất, vừa có tư duy kinh tế; suy nghĩ cho cộng đồng, không làm tổn thương lợi ích chung của cộng đồng, hành động vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững cho hôm nay và cho thế hệ tương lai. Hiểu rõ sức mạnh hợp tác, tự nguyên tham gia vào các tổ chức kinh tế tập thể, có tư duy mở, luôn mong muốn mở rộng không gian giao tiếp, chủ động tạo lập các mối quan hệ xã hội. Vừa có sức khỏe về mặt thể chất, vừa có sức khỏe về mặt tinh thần, bầu nhiệt huyết chảy tràn trong một cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh.  

Một trong những hệ thống điều khiển thông minh trong nông nghiệp

 (Ảnh chụp qua màn hình Hội thảo)

         Một số mục tiêu, định hướng giai đoạn 2021-2025, bao gồm:

         - Về phát triển nông nghiệp: Tiếp tục tái cơ cấu phục hồi tăng trưởng, xây dựng nền nông nghiệp bền vững, hiện đại (năng suất hiệu quả cao, thân thiện với môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, hội nhập). Phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa, xanh sạch, đẹp, đảm bảo an ninh, dịch vụ xã hội đồng bộ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nâng cao thu nhập và đời sống dân cư, đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao vị thế của người dân nông thôn, củng cố và phát triển cộng đồng.

         - Về xây dựng nông thôn mới: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, đem lại sự chuyển biến tích cực rõ nét hơn về nếp sống tới từng thôn, bản, ấp, hộ gia đình và cuộc sống trực tiếp của mỗi người dân sinh sống ở nông thôn. Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản. Tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, kết nối chặt chẽ xây dựng nông thôn mới với quá trình đô thị hóa,...

         - Chuyển đối số trong nông nghiệp, gồm: Số hóa dữ liệu, chuyển đổi thông tin từ dạng vật lý sang dạng dữ liệu kỹ thuật số. Số hóa quy trình, tích hợp thiết bị kết nối Internet tự động thu thập dữ liệu và điều khiển vào trong mọi lĩnh vực họt động của tổ chức. Điều hành số, quản lý và điều hành mọi hoạt động của tổ chức trên nền tảng kỹ thuật số để tạo ra gía trị mới.

         - Phát triển Kinh tế hợp tác - HTX để làm nền tảng phát triển kinh tế nông nghiệp: Giảm số lượng HTX để tăng số lượng thành viên và chất lượng HTX. Trợ giúp HTX thông tin thị trường và hỗ trợ HTX đủ năng lực liên kết với doanh nghiệp. Lồng ghép các chương trình của Trung ương, địa phương trong đó lấy HTX làm Trung tâm hỗ trợ (nông nghiệp công nghệ cao, sơ chế/chế biến, hạ tầng logistics, du lịch nông thôn, bản đồ nông hóa thổ nhưỡng). Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, ứng dụng công nghệ số trong HTX (bán hàng, QR Code, nhật ký sản xuất điện tử, kế toán HTX online).

         Phát biểu tại Hội nghị, đại biểu cho rằng sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới cần tránh tư duy kế hoạch “năm sau cao hơn năm trước” vì năng suất, chất lượng của cây trồng vật nuôi luôn có một giới hạn nhất định, không thể “nở nồi” mãi mãi. Khắc phục tư duy mùa vụ mà phải nhạy bén sản xuất theo thị trường. Từ bỏ tư duy “mỗi địa phương” là một “pháo đài” trong sản xuất. Cần có cơ số, hệ số, có số liệu cụ thể minh chứng rõ ràng cho giá trị kinh tế trong nông nghiệp. Sự hợp tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữa các tỉnh minh bạch thông tin sản phẩm của các tỉnh quản lý và chia sẽ thông tin thị trường tiêu thụ để cần đối hài hòa cung - cầu. Trong sản xuất tiêu thụ nông sản quan tâm hơn đến thương lái, mặc dù về cơ bản, thương lái chủ yếu mua - bán kiếm lời, không phải tiêu thụ nông sản. Nhưng thương lái là người thu gom và phân loại sản phẩm, vận chuyển từ nơi sản xuất đến doanh nghiệp; thương lái rất linh động, sáng tạo - đặc biệt là khâu giảm chi phí để tăng lợi nhuận, đây là những khâu doanh nghiệp không thể “kham nổi” về chi phí và nhân lực,…

 

Văn Đoái

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới