Tiểm ẩn nguy cơ dịch cúm gia cầm những tháng cuối năm trên địa bàn tỉnh

         Theo số liệu thống kê, từ năm 2018 đến nay, đàn gia cầm của tỉnh biến động tăng mạnh, từ 4,19 triệu con (01/01/2018) lên 7,95 triệu con (01/7/2020), tăng 89,90%. Trong đó, đàn gà từ 3,03 triệu con lên 5,53 triệu con, tăng 82,60%; vịt từ 1,16 triệu con lên 2,42 triệu con, tăng 108,98%. Cụ thể, biến động đàn gia cầm của tỉnh qua các thời điểm từ 01/01/2018-01/7/2020 (xem Hình 1). Trên phạm vi cả nước đàn gia cầm từ 304,66 triệu con (01/4/2018) lên 465,12 triệu con (01/01/2020), tăng 52,67%. Trong đó, gà 233,11 triệu con lên 382,58 triệu con, tăng 64,12%; vịt 71,55 triệu con lên 82,54 triệu con, tăng 15,36%[[i]]. Một trong những nguyên nhân làm cho đàn gia cầm tăng mạnh là do ảnh hưởng của bệnh Dịch tả heo Châu Phi, người dân chuyển hướng từ nuôi heo sang nuôi gia cầm.

 

Hình 1. Biến động đàn gia cầm từ 01/01/2018-01/7/2020 (triệu con)

 (Nguồn: Chi cục Chăn nuôi và Thú y, 2020)

 

         Đàn gia cầm tăng, dẫn đến nguy cơ dịch Cúm gia cầm bùng phát. Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản sáng 3/9 tại Hà Nội,  chưa bao giờ mật độ chăn nuôi nhiều như hiện nay, nguy cơ bùng phát dịch bệnh khá cao. Các mầm bệnh và nguồn lây lan bên ngoài, từ biên giới, thậm chí mầm bệnh ngay tại chỗ vẫn luôn thường trực. Trong khi đó, chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm cơ cấu rất lớn trong tổng thể ngành chăn nuôi của nước ta[[ii]]. Năm 2020 (tính đến tháng 8), Cúm gia cầm xảy ra ở phạm vi tăng gấp 4 lần so với năm 2019[iv], 23 tỉnh có dịch với 66 ổ dịch[iii]. Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, thực tế việc bùng phát cúm gia cầm vừa qua đa phần do các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không tiêm vắc xin đầy đủ[ii].

         Tại tỉnh Trà Vinh, từ đầu năm đến nay dịch Cúm gia cầm xảy ra ở 3 huyện Cầu Kè, Cầu Ngang và Trà Cú trên cả gà và vịt. Ổ dịch gần nhất là xã Phong Phú (huyện Cầu Kè) vào tháng 8/2020. Đáng chú ý, xã Châu Điền (huyện Cầu Kè) đã 2 lần tái phát dịch. Nguyên nhân xảy ra dịch, bên cạnh hộ chăn nuôi không tiêm vắc xin đầy đủ, theo cơ quan chuyên môn thì mặc dù đàn gia cầm có tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm nhưng tiêm trễ so với quy trình, vì vậy đàn gia cầm đã nhiễm bệnh (mầm bệnh đã có sẵn trong đàn gia cầm) nên sau khi tiêm phòng bệnh (vẫn) phát sinh.   

Để chủ động giám sát sự lưu hành của vi rút Cúm A, cơ quan chuyên môn đã lấy mẫu môi trường và gia cầm bày bán tại các chợ trên địa bàn tỉnh (gồm: Chợ huyện Càng Long, chợ huyện Cầu Kè, chợ huyện Trà Cú và chợ huyện Cầu Ngang), tổng số 84 mẫu. Kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y vùng VII (vào các ngày 20/7/2020, 12/8/2020 và 31/8/2020), có  43/84 mẫu (51,19%) mẫu dương tính với vi rút Cúm gia cầm Type A, 10/43 mẫu (23,26%) mẫu dương tính với vi rút Cúm gia cầm subtype H5, 9/10 mẫu (90,00%) mẫu dương tính với vi rút Cúm gia cầm subtype N1. Điều này cho thấy vi rút Cúm A/H5N1 vẫn đang tồn lưu trên đàn gia cầm và môi trường tại các chợ (xem Bảng 1).

Bảng 1. Kết quả giám sát sự lưu hành của vi rút Cúm A tại tỉnh

Kết quả đợt ngày

20/7

12/8

31/8

Tổng cộng

Số mẫu xét nghiệm (gộp)

28

28

28

84

Dương tính với vi rút Cúm gia cầm Type A

Số mẫu

12/28

21/28

10/28

43/84

Tỷ lệ (%)

42,86

75,00

35,71

51,19

Dương tính với vi rút Cúm gia cầm subtype H5

Số mẫu

4/12

5/21

1/10

10/43

Tỷ lệ (%)

33,33

23,81

10,00

23,26

Dương tính với vi rút Cúm gia cầm subtype N1

Số mẫu

4/4

4/5

1/1

9/10

Tỷ lệ (%)

100

80,00

100

90,00

(Nguồn: Chi cục Thú y vùng VII, 2020)

 

         Về kết quả giám sát của từng huyện đối với vi rút Cúm A/H5N1, cao nhất ở huyện Trà Cú 5/9 mẫu (55,56%), huyện Cầu Ngang 2/9 mẫu (22,22%), huyện Càng Long và Cầu Kè mỗi huyện 1/9 mẫu (11,11%). Về đối tượng, gà 4/9 mẫu (44,44%), vịt 4/9 mẫu (44,44%) và môi trường 1/9 mẫu (11,11%) (xem Bảng 2).

Bảng 2. Kết quả giám sát sự lưu hành của vi rút Cúm A/H5N1 của từng huyện

Ngày

xét nghiệm

Đối

tượng

Chợ lấy mẫu

Càng Long

Cầu Kè

Trà Cú

Cầu Ngang

 

20/7

 

 

2

 

Vịt

 

 

2

 

Môi trường

 

 

 

 

 

12/8

 

1

 

1

Vịt

 

 

 

1

Môi trường

 

 

1

 

 

31/8

1

 

 

 

Vịt

 

 

 

 

Môi trường

 

 

 

 

Tổng cộng

1

1

5

2

Tỷ lệ (%)

11,11

11,11

55,56

22,22

(Nguồn: Chi cục Thú y vùng VII, 2020)

         Về công tác tiêm phòng, 6 tháng đầu năm 2020, cơ quan chuyên môn phối hợp địa phương đã tổ chức tiêm 739.400 liều vắc xin Cúm gia cầm, kết quả đạt được không cao so với tổng đàn gia cầm của tỉnh.

Như vậy, trước diễn biến dịch bệnh Cúm gia cầm, kết quả chủ động giám sát sự lưu hành của vi rút Cúm A và tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm chưa cao thì tiềm ẩn nguy cơ dịch cúm gia cầm những tháng cuối năm trên địa bàn tỉnh rất cao.  Nhất là thời điểm cuối năm người dân thường tăng đàn gia cầm để phục vụ lễ, Tết; việc mua bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm tăng mạnh và luôn diễn biến phức tạp,...

 

Một điểm bán gia cầm sống cặp Quốc lộ tại Trà Vinh

         Do đó, cần phải có sự tập trung quyết liệt, đồng bộ các giải pháp thú y từ nay đến cuối năm, ưu tiên phòng là chính, trong đó vệ sinh tiêu độc khử trùng là giải pháp hàng đầu[iv] (Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã ban hành Công văn số 3504/UBND-NN ngày 03/9/2020, chỉ đạo các Sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời gian thực hiện đồng loạt từ ngày 20/9-20/10/2020). Thực hiện tốt Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 09/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, như (tóm lược): Tập trung các nguồn lực và áp dụng các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để lây lan, dây dưa kéo dài; trường hợp các ổ dịch có nguy cơ phát sinh, lây lan diện rộng, cần công bố dịch và tổ chức chống dịch theo quy định; khẩn trương tiêm vắc xin bao vây ổ dịch và phòng bệnh cho toàn bộ đàn gia cầm có nguy cơ; thành lập các Đoàn công tác đến các địa phương có dịch để chỉ đạo tổ chức chống dịch. Tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống Cúm gia cầm theo các văn bản chỉ đạo của Trung ương. Hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch là chính; chăn nuôi an toàn sinh học; tiêm phòng vắc xin; vệ sinh sát trùng. Tăng cường chủ động giám sát dịch, nhất là những nơi có nguy cơ cao; xử lý nghiêm các trường hợp làm lây lan dịch bệnh. Khẩn trương thực hiện việc kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch. Bố trí kinh phí và các nguồn lực cần thiết cho công tác phòng, chống dịch.

 



[i] http://nhachannuoi.vn/, truy cập ngày 04/9/2020

[ii] Nguyên Huân (2020), Chăn nuôi đang là lĩnh vực đóng góp chính cho ngành nông nghiệp. http://cucthuy.gov.vn/Pages/chan-nuoi-dang-la-linh-vuc-dong-gop-chinh-cho-nganh-nong-nghiep.aspx, truy cập ngày 04/9/2020

[iii] Hà Ngân (2020), 8 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 52 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N6. http://nhachannuoi.vn/ca-nuoc-xay-ra-52-o-dich-cum-gia-cam-a-h5n6/, truy cập ngày 04/9/2020.

[iv] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công văn số 5984/BNN-TY ngày 31/8/2020 về việc triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường (Thời gian thực hiện đồng loạt từ ngày 20/9*-20/10/2020)

 

Văn Đoái

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới