Tình hình chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2017
Trà Vinh là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu khí hậu nhiệt đới ôn hòa, ít chịu tác động của bão, lũ. Cùng với vị trí địa lý, đất đai, nguồn nhân lực, tỉnh có nhiều thuận lợi trong phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò nói riêng. Theo số liệu của Cục Thống kê Trà Vinh (thời điểm 01/10/2017) đàn bò của tỉnh có 208.723 con, tăng 2.558 con so cùng kỳ năm 2016 (1,24%). Phần lớn bò được nuôi nhiều tại huyện Cầu Ngang 45.138 con chiếm 21,63%, Châu Thành 40.531 con chiếm 19,42%, Trà Cú 35.487 con chiếm 17,00% (Biểu đồ 1).


Biểu đồ 1: Tỷ lệ % đàn bò 
của các huyện, thành phố trong tỉnh

Số bò xuất chuồng đạt 56.750 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 9.508,14 tấn (chiếm tỷ lệ thứ 3 sau thịt heo và thịt gia cầm), trọng lượng bình quân xuất chuồng đạt 167,54 kg/con. (Biểu đồ 2).

Biểu đồ 2: Tỷ lệ thịt bò hơi xuất chuồng so với các loại thịt khác

Về thực trạng chăn nuôi bò:

Có thể nói, chăn nuôi bò thịt là thế mạnh và tiềm năng của tỉnh Trà Vinh, đây cũng là lợi thế của tỉnh so với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển đàn bò thịt còn là giải pháp quan trọng trong mục tiêu cải thiện sinh kế, tăng thu nhập xóa đói, giảm nghèo. Theo Website http://channuoivietnam.com/ (ngày 12/12/2017), năm 2016, đàn bò của tỉnh đứng thứ 2 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sau tỉnh Bến Tre. Tuy tổng đàn lớn nhưng chăn nuôi bò của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập như: Hạn chế trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật, năng suất chưa cao, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do hầu hết bò nuôi thuộc hộ cá thể, nhỏ lẻ.  

- Về giốngtrên 80% bò cái được gieo tinh nhân tạo, tỷ lệ bò lai ngoại chiếm 95,36% tổng đàn. Giống bò vàng địa phương có sức chống chịu bệnh tốt, khả năng sinh sản cao không còn được nuôi nhiều. Nguyên nhân, do hoạt động gieo tinh ngày càng phổ biến, toàn tỉnh đã có 5 đại lý kinh doanh tinh bò đông lạnh, khoảng 100 cơ sở hoạt động gieo tinh, đồng thời thị trường giá  lai Charolais, Angus, Droughtmaster cao gấp 1,5 lần tùy theo giống lai, tuổi và giới tính nên được người dân ưa chuộng. Bên cạnh đó, tỉnh chưa có cơ sở sản xuất giống, bê lai thường “tổ hợp” từ nhiều giống khác nhau dẫn đến chất lượng không ổn định, khó xây dựng thương hiệu, tính cạnh tranh thấp.

Bò Úc nuôi tại huyện Trà Cú

- Về phương thức nuôi, tập quán nuôi nhốt, nuôi tập trung dần phát triển do đồng chăn thả bị thu hẹp và người dân trồng cỏ để chủ động hơn về nguồn thức ăn, đã có ít nhất có 8 hộ nuôi từ 70 con bò trở lên với tổng số 769 con. Ngoài cỏ và rơm, các phụ phế phẩm nông nghiệp khác cũng được người chăn nuôi tận dụng nhưng chủ yếu sử dụng ở dạng thô chưa qua chế biến. Việc xử lý rơm, cỏ (ủ urê, ủ chua…) hoặc phối trộn thức ăn để tăng chất lượng hầu như chưa được người nuôi thực hiện. Những năm gần đây, người nuôi dần sử dụng thức ăn công nghiệp, đá liếm hoặc sử dụng máy thái/băm cỏ làm ngắn cỏ trước khi cho bò ăn tuy nhiên số lượng sử dụng và số hộ áp dụng chưa nhiều.

Công tác phòng, chống dịch bệnh, ngoài việc tổ chức vận động tuyên truyền đến người nuôi bò thì cơ quan chuyên môn còn phối hợp cùng chính quyền các địa phương tổ chức các đợt tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi (vào tháng 3-4 và tháng 9-10); tiêm phòng miễn phí vắc xin Lở mồm long móng, tuy nhiên người nuôi ít quan tâm hưởng ứng tiêm phòng cho bò dẫn đến nguy cơ dịch bệnh xảy ra thường xuyên.

- Về môi trường chăn nuôi, theo ước tính, với đàn bò 208.723 thải ra trên 0,5 triệu tấn chất thải/năm; ngoài hình thức xử lý bằng Biogas, những năm gần đây người dân tận dụng phân bò để bón cho cây trồng hoặc phơi khô bán (thu nhập khoảng 100.000-120.000 con/tháng) vì vậy tình trạng ô nhiễm trong môi trường chăn nuôi bò năm 2017 tiếp tục giảm và được cải thiện đáng kể.

- Về chuỗi giá trị bò thịt, năm 2017, đầu ra của bò thịt vẫn chủ yếu qua thương lái trong và ngoài tỉnh. Chưa có cơ sở chế biến các sản phẩm từ bò, thịt bò, ngoài một số quầy hàng bán thịt bò khô nhỏ, lẻ.

Định hướng phát triển chăn nuôi bò của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030:

Tại kỳ họp thứ 2, Khóa XII Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh đã thông qua Nghị quyết số 14/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu phát triển về đàn bò đến năm 2020 là 244.500 con và đến năm 2030 là 350.000 ngàn con. Để đạt mục tiêu này cần:

- Tổ chức lại chăn nuôi bò theo hướng hàng hóa, phát triển theo ưu thế vùng, quy mô lớntrang trại, liên kết tốt giữa người nuôi với doanh nghiệp. Nâng cấp chuỗi giá trị bò thịt, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, hình thành thương hiệu bò thịt của tỉnh.

- Tăng cường áp dụng khoa học và công nghệchuyển giao, hướng dẫn các tiến bộ khoa học để người chăn dân ứng dụng vào sản xuất theo hướng tạo giá trị gia tăng và phát triển bền vững, kiểm soát tốt dịch bệnh và không gây ô nhiễm môi trườngNghiên cứu, chuyển giao các giống mới phù hợp với điều kiện nuôi của tỉnh theo từng giai đoạn phát triển. Phát triển chăn nuôi an toàn, công nghệ cao, hữu cơ...

- Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng bộ với vùng nuôi. Xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, quản lý chất lượng sản phẩm

- Tiếp tục đào tạo phát triển nguồn nhân lực, về số lượng và chất lượng, dài hạn, ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu phát triển nuôi bò.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nuôi bòdoanh nghiệp tiêu thụhỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, chế biến; hỗ trợ xây dựng thương hiệu; hỗ trợ tìm kiếm thị trường và liên kết, hợp tác giải quyết đầu ra nông sản; hỗ trợ phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác trong nông nghiệp; hỗ trợ đầu tư cơ giới hóa, hỗ trợ vốn

Bò Thái Lan nuôi tại Trà Cú

Một số chính sách tỉnh đã và đang chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát hoặc ban hành tạo điều kiện để hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò thịt:

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết phát triển chăn nuôi, các khu vực phát triển chăn nuôi tập trung và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Trà Vinh.

Ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017của Chính phủ. Chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 theo Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh, như: Hỗ trợ chi phí xây dựng hạ tầng (đường giao thông, đường điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thu gom nước thải sau xử lý,…), hỗ trợ trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2017-2020, gồm: Bồi dưỡng nguồn nhân lực, hỗ trợ thành lập mới, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã… theo Quyết định số 04/2017/QĐ-UBND ngày 05/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Kêu gọi các dự án đầu tư về: Nghiên cứu sản xuất giống vật nuôi cấp tỉnh, Tổ chức đội ngũ nhân viên kỹ thuật chăn nuôi, thú y xã-phường-thị trấn, Đầu tư hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, Đầu tư phát triển chăn nuôi bò ở các khu Quy hoạch chăn nuôi tập trung; Xây dựng nhà máy chế biến thịt gia súc, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, Đầu tư giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; Xây dựng mô hình các chuỗi liên kết sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm…

Tóm lại, với thực trạng chăn nuôi bò năm 2017, những định hướng và chính sách phát triển đã-đang và sẽ được tỉnh ban hành, hy vọng chăn nuôi bò của tỉnh Trà Vinh sẽ đạt được mục tiêu đề ra đến năm 2020 và định hướng hướng đến năm 2030./.

Phụ lục: Tình hình phát triển đàn bò trên địa bàn tỉnh Trà Vinh phân theo huyện/thị xã/thành phố từ năm 2013-2017

S

T

T

HẠNG MỤC

ĐVT

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Ghi chú

1

TP. Trà Vinh

Con

3.301

3.427

4.333

4.863

4.818

 

2

Càng Long

Con

16.530

19.095

22.152

26.608

25.865

 

3

Châu Thành

Con

21.755

25.483

31.643

38.817

40.531

 

4

Cầu Kè

Con

9.092

10.795

12.993

16.689

15.118

 

5

Tiểu Cần

Con

10.393

12.585

16.535

21.334

22.359

 

6

Cầu Ngang

Con

34.112

35.534

40.207

43.566

45.138

 

7

Trà Cú

Con

23.665

29.395

33.076

34.202

35.487

 

8

Duyên Hải

Con

12.542

13.805

15.049

11.589

11.529

 

9

TX. Duyên Hải

Con

8.497

7.878

 

Toàn tỉnh

Con

131.390

150.119

175.988

206.165

208.723

 

Số con xuất chuồng

Con

39.229

41.141

44.040

54.155

56.750

 

Sản lượng thịt hơi

Tấn

6.257

6.661

7.822

9.037

9.508

 

                                      (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh)

Văn Đoái

 

 

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới