Sử dụng chế phẩm vi sinh để chăn nuôi lợn an toàn phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Trước tình hình diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học (ATSH) trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh DTLCP. Cụ thể, sử dụng chế phẩm vi sinh trong thức ăn cho lợn kết hợp ATSH chăn nuôi nông hộ hoặc ATSH chăn nuôi trang trại[i].

ATSH đó là thực hiện theo các yêu cầu, quy định về chuồng trại, thiết bị chăn nuôi; con giống; thức ăn và nước uống; chăm sóc, nuôi dưỡng; vệ sinh chăn nuôi và kiểm soát người ngoài ra, vào chuồng nuôi; kiểm soát phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ; xử lý chất thải; quản lý dịch bệnh; thực hiện ghi chép, kiểm tra,... Các yêu cầu này không quá xa lạ đối với người chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng.

Điểm mới của khuyến cáo là sử dụng chế phẩm vi sinh trong khẩu phần cơ sở (cho lợn dưới 20kg). Bằng cách bổ sung vào thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn người chăn nuôi tự phối trộn nguyên liệu theo hướng dẫn ở Bảng 1, người chăn nuôi cũng có thể thay thế bằng nguyên liệu sẵn có tại địa phương.

Bảng 1: Khẩu phẩn cơ sở

TT

Nội dung

Khẩu phần cơ sở

Công thức 1 (%)

Công thức 1 (%)

I

Tên nguyên liệu

 

 

1

Ngô (bắp)

63,5

51,5

2

Khô đầu đậu tương (đậu nành)

20,0

22,0

3

Cám gạo/cám mỳ/cám mạch

10,0

10,0

4

Bột cá (cá khô)

5,0

5,0

5

Sắn khô (khoai mì khô)

-

10,0

6

Thức ăn bổ sung khoáng, vitamin (premix)

1,5

1,5

II

Thành phần hóa học

 

 

1

Năng lượng trao đổi (ME, Kcal/kg)

3.100

2

Protein thô (%)

18,5

3

Lysine (%)

0,94

4

Methioine+Cysteine (%)

0,58


Sau khi có khẩu phẩn cơ sở, người chăn nuôi sẽ sử dụng chế phẩm vi sinh, khuyến cáo như: Nấm men hoạt tính Saccharomyces, vi khuẩn Lactic, bào tử Bacillus hoặc enzyme để ủ thức ăn trước khi cho lợn ăn hoặc cho ăn trực tiếp tùy thuộc vào khuyến cáo của nhà sản xuất. Chế phẩm vi sinh có tác dụng:

- Nấm men hoạt tính Saccharomyces: Còn gọi là “men bánh mì” hay “men rượu” (chủ yếu dùng trong quá trình lên men rượu), điều hòa đường ruột, giảm lưu lượng nước và chất điện giải nơi ruột, kích ứng bởi độc tố của Escherichia coli[ii].

- Vi khuẩn Lactic: Ứng dụng được mọi người biết đến nhiều nhất là vi khuẩn Lactic trong sữa chua, ngoài ra, dưa chua, nem chua cũng có quá trình lên men tương tự. Vi khuẩn Lactic trong sữa chua rất tốt cho đường ruột, hệ tiêu hóa[iii]

- Bào tử Bacillus: Giai đoạn thích hợp để bổ sung sản phẩm từ lợi khuẩn bào tử Bacillus là giai đoạn lợn con cai sữa, lợn con đang tăng trưởng. Bacillus làm tăng tỉ lệ chuyển hóa, tiêu hóa thức ăn và tích lũy protein, giảm lượng nitơ thải ra môi trường; ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy ở lợn đang phát triển, lợn con trong quá trình cai sữa, ngưng ăn sữa mẹ và chuyển sang ăn thức ăn khô, công nghiệp. Chế phẩm từ bào tử Bacillus trong chăn nuôi có khả năng thay thế thuốc kháng sinh, nâng cao hệ miễn dịch, giảm nguy cơ phụ thuộc, dư thừa kháng sinh trong sản phẩm thịt [iv].

- Enzyme: Làm tăng hấp thu thức ăn, từ đó giúp cơ thể vật nuôi có thêm chất dinh dưỡng để tăng năng suất cũng như tăng cường sức khỏe để chống bệnh[v].

Cần lưu ý sử dụng chế phẩm sinh học phải theo nguyên tắc không có kháng sinh trong thức ăn và thức ăn có chất lượng tốt, truy xuất được nguồn gốc; chế phẩm vi sinh chỉ phát huy tốt khi sử dụng đúng cách. 

Bản chất của chế phẩm sinh học là các vi sinh vật có lợi, các enzyme tiêu hóa để cải thiện sức khỏe, tăng khả năng chuyển hóa thức ăn và sinh trưởng của vật nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Sử dụng chế phẩm vi sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn kết hợp với biện pháp ATSH là giải pháp có thể hạn chế được bệnh DTLCP hiện nay, giúp nhiều cơ sở chăn nuôi lợn duy trì sản xuất; đồng thời tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có giảm giá thành thức ăn chăn nuôi và nâng cao chất lượng sản phẩm vật nuôi do không sử dụng kháng sinh trong thức ăn[vi].

Nguồn tài liệu trích dẫn:

[[i]] Công văn số 5329/BNN-CN ngày 25/7/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp vể an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

[[ii]] Tìm hiễu nấm men Saccharomyces cerevisiae, https://text.123doc.org/document/2244753-tim-hieu-nam-men-saccharomyces-cerevisiae.htm, truy cập ngày 08/8/2019

[[iii]] Vi khuẩn lactic là gì ? Đặc điểm vi khuẩn lactic ?, https://suckhoenhansinh.net/vi-khuan-lactic-la-gi/, truy cập ngày 08/8/2019

[[iv]]Tác dụng lợi khuẩn bào tử bacillus trong chăn nuôi, http://biospring.com.vn/kien-thuc-chuyen-nganh/tac-dung-loi-khuan-bao-tu-bacillus-trong-chan-nuoi.html, truy cập ngày 08/8/2019

[[v]]Thức ăn bổ sung, https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A9c_%C4%83n_b%E1%BB%95_sung, truy cập ngày 09/8/2019

[[vi]]HOÀNG ANH–TRƯỜNG GIANG, Khuyến nghị sử dụng chế phẩm vi sinh trong chăn nuôi lợn, http://nhachannuoi.vn/khuyen-nghi-su-dung-che-pham-vi-sinh-trong-chan-nuoi-lon/, truy cập ngày 12/8/2019

 

Văn Đoái

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới