Công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam sau một năm vượt qua thử thách
       Ngày 09 tháng 6 năm 2021, tại Văn phòng Chính phủ với sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã diễn ra Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021; tại điểm cầu Hà Nội có sự tham gia của các Bộ, ngành Trung ương: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban quốc gia về ứng phó khắc phục thiên tai và Tìm kiến cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội .v.v., tại điểm cầu Trà Vinh có sự tham gia của ông Lê Văn Hẳn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiến cứu nạn tỉnh Trà Vinh, các sở, ban ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố là thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai của tỉnh, gồm: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Chỉ huy Bội đội Biên phòng tỉnh, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Trà Vinh và lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.  
Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác PCTT năm 2021 tại điểm cầu Trà Vinh

 

         Theo nội dung báo cáo tổng kết, năm 2020 thiên tai tại Việt Nam diễn biến dồn dập và đặc biệt khốc liệt, mang nhiều yếu tố dị thường, vượt mức lịch sử trên nhiều vùng miền cả nước, đã gây ra 16/21 loại hình thiên tai, trong đó có 14 cơn bão và 01 ATNĐ; 26 trận giông, lốc, sét; 120 trận lũ quét, sạt lở đất; 90 trận động đất; hạn hán xâm nhập mặn nghiêm trọng; sạt lở bờ sông, bờ biển; sụt lún đê tại đồng bằng sông Cửu Long .v.v., bên cạnh đó dịch Covid - 19 đã bùng phát và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động phòng chống thiên tai.

         Tình hình thiệt hai do thiên tai năm 2020 đã làm 357 người chết và mất tích (trong đó do bão và ATNĐ 25 người; mưa lũ, ngập lụt 108 người; lũ quét, sạt lở đất 132 người; lốc, sét, mưa đá 54 người và do các nguyên nhân khác 38 người; 3.429 căn nhà bị sập, 333.084 căn nhà bị hư hại, tốc mái; trên 198.000 ha lúa và hoa màu bị thiệt hai; 52.000 con gia súc; 4,1 triệu con gia cầm bị chết, cuốn trôi. Tổng thiệt hại trên 39.962 tỷ đồng; trong đó do lũ, ngập lụt 18.406 tỷ đồng; lũ quét,sạt lở đất 16.7546 tỷ đồng; bão 1.338 tỷ đồng; lốc, sét, mưa đá 938 tỷ đồng; thiên tai khác 2.524 tỷ đồng.

         Trên trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, mưa bão, giông lốc, triều cường cũng đã gây ra: Thiệt hại sạt lở 2.000 m bờ biển, 31.653 m bờ bao đê bao; sạt lở 2,82 ha diện tích rừng phi lao; ngoài ra, bão, giông lốc, sét đã gây thiệt hại 194 căn nhà (sập hoàn toàn 34 căn nhà, tốc mái, xiêu vẹo 160 căn); thiệt hại về sản xuất nông nghiệp: 24.129 ha lúa, 0,55ha bắp, 354 ha hoa màu cây ăn trái lâu năm; thiệt hại về nuôi trồng thủy sản: 0,52 ha diện tích nuôi trồng thủy sản; về con người sét đánh làm tử vong: 02 người. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ước tính khoảng 1.021 tỷ đồng.

         Hội nghị cũng nghe các báo cáo tham luận về: Tổng kết công tác chỉ đạo ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021; công tác dự báo, cảnh báo thiên tai năm 2020 và nhận định tình hình thiên tai trong năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; công tác vận hành hồ chứa thủy điện đảm bảo an toàn hạ du, dự trữ hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ công tác phòng chống thiên tai của Bộ Công Thương; bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác phòng, chống thiên tai năm 2021 của tỉnh Hà Giang; bài học kinh nghiệm từ công tác phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, công tác di dời, sắp xếp dân cư sau thiên tai của tỉnh Yên Bái; bài học kinh nghiệm từ công tác vận hành liên hồ chứa giảm lũ cho hạ du trong mùa mưa lũ đặc biệt lớn, công tác thông tin truyền thông đến cộng đồng trên lưu vực sông Hương của tỉnh Thùa Thiên Huế; những bài học kinh nghiệm trong việc ứng phó sạt lở bờ biển và công tác bảo vệ rừng ngập mặn tại vùng Cà Mau của tỉnh Cà Mau .v.v.

         Kết luận tại Hội nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành nhấn mạnh: Trên cơ sở nhận định tình hình thiên tai, rút kinh nghiệm từ thực tế chỉ đạo, điều hành trong thời gian vừa qua, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại hạn chế, công tác phòng chống thiên tai năm 2021 cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

         Một là: Tổ chức triển khai đồng bộ, thống nhất có hiệu lực, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với công tác phòng, chống thiên tai, đặc biệt là trong điều kiện dịch bệnh Covid đang diễn biến phức tạp.

         Hai là: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng ngừa, ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai.

         Ba là: Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai bảo đảm kịp thời, đủ độ tin cậy.

         Bốn là: Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phòng ngừa, ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai.

         Năm là: Nâng cao vai trò, năng lực quản lý nhà nước trên cơ sở củng cố, kiện toàn lực lượng làm công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai từ Trung ương đến cơ sở.

         Sáu là: Phát triển khoa học công nghệ và thúc đẩy hợp tác quốc tế, phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai./.

 

                                                                                Lê Quang Răng

  Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới