Nỗ lực phòng chống dịch rầy nâu
Trong số này, hiện có khoảng 25.000 ha bị nhiễm rầy nâu, với mật độ từ 1.000 con/m2 trở lên, cá biệt có một số diện tích lên đến 20.000 con/m2 dẫn đến cháy rầy cục bộ; trong đó, có 300 ha bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL) từ 10- 30% diện tích.

Nhằm hạn chế thiệt hại, các địa phương trong tỉnh Trà Vinh đang đồng loạt triển khai tháng hành động phòng chống rầy nâu, bệnh VL-LXL trên cây lúa ngay trong tháng 8/2008. Ngoài việc tập trung phòng trị diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu, bệnh VL-LXL, Ban chỉ đạo phòng chống dịch rầy nâu, bệnh VL-LXL các địa phương còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, để mọi người dân hiểu rõ tác hại của dịch bệnh; phổ biến một cách sâu rộng chính sách hỗ trợ của nhà nước trong công tác phòng chống dịch cho mọi người dân hiểu, tự nguyện tham gia phòng chống dịch bệnh một cách có hiệu quả.

Các thành viên trong Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh luôn bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình dịch bệnh. Trong đó, bảo vệ cho bằng được trà lúa thu đông mới xuống giống đợt 1 đang trong giai đoạn đẻ nhánh và diện tích mạ lúa mùa chuẩn bị đem cấy; khuyến cáo nông dân phải thường xuyên thăm đồng hàng ngày, quan sát kỹ ở phần gốc lúa để phát hiện rầy nâu và phòng trị một cách kịp thời. Sau khi thu hoạch xong vụ lúa hè thu muộn còn lại phải cày vùi ngay, không để lúa “chét” trên đồng tạo điều kiện cho rầy nâu trú ẩn; khi xuống giống vụ lúa mùa- thu đông phải xuống giống một cách đồng loạt theo hướng “né” rầy. Sử dụng các giống lúa xác nhận, giống kháng rầy cao, áp dụng chương trình “3 tăng, 3 giảm” một cách triệt để.

Theo: baomoi.com
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới