Hội thảo phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Trà Vinh trong thời kỳ hội nhập và biến đổi khí hậu
Ngày 28/12/2017, tại Hội trường Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Liên hiệp các hội Kbuổi Hội thảo với chủ đề: ”Phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Trà Vinh trong thời kỳ hội nhập và điều kiện biến đổi khí hậu”. Đến dự có ông Mai Thế Hào, Phó phòng Văn phòng Cục Chăn nuôi phía Nam; bà Nguyễn Ngọc Hài, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; bà Lê Tuyết Hồng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Trà Vinh, cùng đại điện các ban ngành tỉnh, phòng hoa học và Kỹ thuật tỉnh Trà Vinh phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, phòng Kinh tế thành phố, hộ chăn nuôi…

Bà Lê Tuyết Hồng phát biểu khai mạc Hội thảo

Tại Hội thảo, đại biểu tham dự đã được nghe các báo cáo tham luận về nội dung: Thực trạng, chính sách và định hướng phát triển chăn nuôi tỉnh Trà Vinh (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn), Phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học (Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Càng Long), Thực trạng và giải phát phát triển chăn nuôi bò tại địa phương (Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang), Thực trạng và giải phát phát triển chăn nuôi heo tại địa phương (Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Trà Cú), Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y (Chi cục Chăn nuôi và Thú y), Phát triển chăn nuôi thời kỳ hội nhập và biến đổi khí hậu (ông Mai Thế Hào, Phó phòng Văn phòng Cục Chăn nuôi phía Nam) cùng một số báo cáo tham luận khác có liên quan.

Tỉnh Trà Vinh là một trong những tỉnh có tổng đàn vật nuôi đứng hàng đầu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh, tổng đàn gia súc, gia cầm tại thời điểm 01/10/2017 như sau: Heo: 368.326 con; Bò: 208.723 con; Gia cầm: 4.253.520 con; Dê: 19.780 con; Sản lượng thịt hơi các loại: 77.056 tấn; Sản lượng trứng gia cầm: 81,22 triệu quả

Đánh giá tại Hội thảo, về chăn nuôi, tỉnh Trà Vinh có những thuận lợi và khó khăn cụ thể như:

* Thuận lợi:

- Tỉnh Trà Vinh có điều kiện thuận lợi về khí hậu, thời tiết phát triển chăn nuôi, có nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp dồi dào.

- Tỉnh đã quy hoạch chi tiết phát triển chăn nuôi, các khu vực phát triển chăn nuôi tập trung và gia súc, gia cầm tập trung đến năm 2020 và điều chỉnh, bổ sung định hướng đến năm 2030. Ngoài những chính sách từ Trung ương, tỉnh còn có những chính sách hỗ trợ riêng cho người chăn nuôi trong tỉnh về tiêm phòng vắc xin, hỗ trợ người nuôi tái sản xuất khi gia súc, gia cầm bị bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (thuộc danh mục phải công bố dịch), bên cạnh đó là các dự án hỗ trợ về chăn nuôi - nhất là chăn nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Hệ thống thú y, khuyến nông, dẫn tinh viên phân bố đến ấp, xã đã hỗ trợ đắc lực cho công tác giống, gieo tinh; phòng, chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe cho đàn vật nuôi.

- Hệ thống cửa hàng phân phối thức ăn, thuốc thú y rộng khắp trên địa bàn tỉnh và đã hình thành các điểm mua bán rơm, cỏ cung cấp thức ăn cho bò.

- Công tác tuyên truyền, nhân rộng mô hình chăn nuôi hiệu quả, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, phòng trị bệnh được quan tâm và thực hiện thường xuyên qua các năm.

- Giao thông ngày càng phát triển nên việc lưu thông hàng hóa dễ dàng, thuận tiện; Internet phát triển, người dân dễ dàng truy cập và nắm bắt thông tin để phục vụ cho sản xuất chăn nuôi.

* Khó khăn:

- Việc áp dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi chưa nhiều, còn nhiều hộ nuôi theo kinh nghiệm, số đầu con/hộ nuôi chưa cao. Việc cung cấp giống thuần còn ít, giống thường lai tạp nên chất lượng không đồng đều.

- Mặc dù tỉnh đã có quy hoạch nhưng do nhiều nguyên nhân, đến nay vẫn chưa xây dựng khu chăn nuôi tập trung đi vào hoạt động. Là tỉnh vùng xa nên rất khó thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đa số các doanh nghiệp có quy mô, công suất nhỏ, chưa đáp ứng được các quy định của nhà nước để hưởng các chính sách hỗ trợ.

- Do chăn nuôi nhỏ lẻ, người chăn nuôi chưa quan tâm đến cân đối khẩu phần dinh dưỡng nên thời gian nuôi thường kéo dài, trọng lượng thấp, chất lượng thịt không cao. Hộ nuôi chưa ý thức cao trong công tác phòng, chống dịch bệnh, chưa chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi nên dịch bệnh xảy ra gây ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng của người dân.

- Trà Vinh chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm chăn nuôi. Sản phẩm đầu ra đơn điệu, không ổn định, phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, chưa có liên kết chuỗi chăn nuôi.

- Khả năng cạnh tranh thị trường sản phẩm chăn nuôi thấp so với các tỉnh trong khu vực, trong nước (chưa kể gia súc, gia cầm và sản phẩm nhập khẩu).

- Tình trạng biến đổi khi hậu-xâm nhập mặn diễn ra ngày càng phức tạp.

Toàn cảnh Hội thảo

Về định hướng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Trà Vinh trong thời kỳ hội nhập và điều kiện biến đổi khí hậu đó là: Từng bước chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư sang chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại xa khu dân cư; khuyến khích, hỗ trợ người nuôi ứng dụng kỹ thuật và công nghệ nuôi tiên tiến, tổ chức lại sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để nâng cao năng suất, chất lượng,giảm chi phí, tăng hiệu quả; tăng cường kiểm soát dịch bệnh, chất lượng và giá cả thức ăn, thuốc thú y, xử lý môi trường trong chăn nuôi. Mục tiêu phát triển quy mô đàn đến năm 2020, đàn heo 483.150 con, đàn bò 244.500 con, đàn dê 14.000 con, đàn gia cầm 6,685 triệu con, tổng sản lượng thịt hơi các loại 105 ngàn tấn, trứng các loại 160 triệu quả; đến năm 2030 đàn heo 700 ngàn con, đàn bò 350 ngàn con, đàn dê 20.000 con, đàn gia cầm 8 triệu con, tổng sản lượng thịt hơi các loại 165 ngàn tấn, trứng các loại 200 triệu quả. Khuyến khích đầu tư phát triển hệ thống cơ sở giết mổ tập trung, đầu tư các nhà máy chế biến sản phẩm chăn nuôi có công nghệ hiện đại và đa dạng hóa sản phẩm; phát triển thêm các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi trong tỉnh, giảm chi phí, hạ giá thành chăn nuôi. Tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới từ các Viện, Trường, Trung tâm và chuyển giao khoa học công nghệ mới cho người chăn nuôi. Thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý dịch bệnh, đảm bảo chăn nuôi an toàn, phát triển bền vững...

Các đại biểu tham dự Hội thảo cũng hy vọng qua Hội thảo lần này sẽ góp phần tiếp tục đẩy mạnh và phát triển chăn nuôi của tỉnh theo hướng bền vững trong thời gian tới./.

Phòng Chính sách và thông tin
                                                                                                                      Ảnh: Trần Văn Đoái
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới